Các khóa học đã đăng ký

NHỮNG THÓI QUEN TỐT GIÚP GIẢM THIỂU NGUY CƠ MẮC UNG THƯ

Ung thư đang được gắn với cái tên án tử, bởi tỉ lệ chữa khỏi bệnh ung thư trên toàn cầu hiện chưa cao. Việc xây dựng lối sống lành mạnh đang được xem là ưu tiên hàng đầu trong ngăn ngừa ung thư. Vậy đâu là những thói quen tốt giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư? Cùng bác sĩ sơ cứu Wellbeing tìm hiểu ngay nhé!

Vài năm trở lại đây, thế giới đang đối mặt với sự trở lại của những bệnh lây nhiễm như bệnh COVID-19, bệnh Đậu mùa Khỉ… Tuy nhiên, mối lo lâu dài về sức khoẻ lại đến từ những bệnh không lây nhiễm như ung thư, đái tháo đường, tăng huyết áp… Nhiều người quan niệm rằng, mắc ung thư đồng nghĩa với “cái chết”. Vậy có những thói quen nào giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, hãy cùng Vietsanté tìm hiểu nhé!

1 Bỏ hút thuốc lá

Đây là yếu tố nguy cơ của nhiều loại ung thư, chẳng hạn như: ung thư phổi, vòm họng, miệng, thanh quản, thực quản, dạ dày, bàng quang, tụy, đại tràng, trực tràng, cổ tử cung… "Khói thuốc lá với hơn 7.000 độc chất hóa học, trong đó có hơn 70 chất gây ra ung thư. Đặc biệt nó không chỉ gây hại cho cơ thể người hút mà còn cho cả người hút thuốc thụ động - người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc của người khác - ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ em, người già và phụ nữ", bác sĩ Châu nhấn mạnh. Ngoài ra, hút thuốc lá còn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý khác như bệnh tim mạch, hô hấp, nội tiết, sinh sản, cơ xương khớp, thần kinh…

2 Duy trì cân nặng hợp lý với thể hình

Thừa cân và béo phì sẽ tạo ra những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Những thay đổi này có thể kích hoạt sự phát triển của tế bào ung thư. Nó làm tăng nguy cơ đối với các loại ung thư như: Ung thư vú (sau khi mãn kinh), ung thư đại trực tràng, nội mạc tử cung, tụy, thực quản, tuyến giáp, gan, thận, túi mật…

3 Bảo vệ bản thân trước tia UV

Bức xạ tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời có thể gây ra những thay đổi cho làn da của bạn. Các tia nắng mặt trời (UVA và UVB) gây hại cho các tế bào da. Bỏng nắng và phơi nắng nhiều năm có thể dẫn đến ung thư da. Bạn nên bảo vệ mình khỏi tia UV bằng cách ở trong bóng râm. Che chắn bằng quần áo bảo hộ, mũ và kính râm khi phải ra nắng. Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 15 đến 30 phút. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn và thoa lại sau mỗi 2 giờ nếu bạn đi bơi, đổ mồ hôi hoặc ở ngoài nắng trong thời gian dài.

4 Tập thể dục thường xuyên

Những người tập thể dục ít có khả năng bị ung thư kết ruột, vú hoặc tử cung. Khi vận động cơ thể bạn sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn, thức ăn tiêu hoá nhanh hơn và ngăn ngừ sự tích tụ của một số hormone có liên quan đến ung thư. Hoạt động tích cực cũng có thể giảm bớt các vấn đề sức khoẻ khác như bệnh tim hoặc tiểu đường.

Về thời lượng tập thể dục, bạn nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần để có lợi cho sức khỏe.

5 Xây dựng thói quen ăn uống khoa học

Lựa chọn thực phẩm tốt có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh ung thư. Chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, các loại đậu và rau xanh. Bên cạnh đó uống nước tinh khiết và đồ uống ít đường.

Tránh ăn nhiều thịt đỏ như thịt hun khói, xúc xích…chúng ta không nên ăn quá 550 gram thịt đỏ/tuần

6 Tiêm phòng vaccine phòng HPV và viêm gan B

HPV (virus gây u nhú ở người) truyền từ người sang người qua quan hệ tình dục, là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và cổ họng. Việc tiêm phòng giúp giảm thiêu rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh.

Cùng với đó những người nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 100 lần những người khác. Vì vậy, tiêm phòng viêm gan B là biện pháp hữu hiệu phòng tránh bệnh hiệu quả.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay