Các khóa học đã đăng ký

Gãy răng và những xử trí đơn giản| Wellbeing

Nguyễn Hoàng Nguyên | Điều phối dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Gãy răng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đối với trẻ từ 6 – 12 tuổi, thường gặp là gãy răng sữa. Với người lớn, gãy răng vĩnh viễn gặp trong các trường hơp chấn thương vùng miệng, tai nạn sinh hoạt như ngã hoặc va chạm thể thao. Cần bảo quản răng vĩnh viễn đúng cách và đến cơ sở chuyên khoa nhanh nhất có thể.

1. Gãy răng sữa và răng vĩnh viễn khác nhau như thế nào?

Răng sữa giúp trẻ có thể nhai, nói và tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Răng sữa có 20 chiếc, bắt đầu mọc trong khoảng thời gian từ 6 tháng – 30 tháng tuổi. Cả bộ răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn trong thời gian từ 6 tới 12 tháng tuổi. Trẻ gãy răng sữa khi chuẩn bị thay răng vĩnh viễn hoặc do bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng. Thông thường, gãy răng sữa không quá nghiêm trọng vì răng vĩnh viễn sẽ thay thế răng sữa sớm.

Răng vĩnh viễn mất đi sẽ để lại khoảng trống trong hàm, gây ảnh hưởng đến thẩm mĩ, chức năng nhai và nói của con người. Răng vĩnh viễn bị gãy do tai nạn thì có khả năng cao được gắn trở lại lợi nếu được bảo quản đúng cách và tới gặp nha sĩ trong thời gian sớm nhất. Răng vĩnh viễn có 32 chiếc, mất đi không thể mọc lại.

Nếu răng vĩnh viễn bị gãy, nó nên được đặt vào ổ răng càng sớm càng tốt. Nếu không đặt lại được, hãy hướng dẫn nạn nhân ngậm răng bên trong miệng. Ngoài ra, có thể đặt răng vào một cốc nhỏ chứa sữa hoặc nước bọt để tránh răng bị tổn thương.

2. Xử trí gãy răng như thế nào?

2.1 Sơ cứu khi rụng răng sữa

Trường hợp này không quá nghiêm trọng vì răng sữa bị gãy sẽ có răng vĩnh viễn thay thế trong thời gian sớm. Lúc này ta chỉ cần yêu cầu trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch vết thương, sau dó chặn một miếng gạc để cầm máu. Hạn chế cho trẻ ăn uống sớm hoặc khạc nhổ nhiều vì rất có thể làm mất cục máu đông đang hình thành. Chúng ta chỉ cần đi khám bác sĩ nếu chảy máu quá nhiều hoặc có những tổn thương phức tạc kèm theo

2.2 Sơ cứu khi rụng răng vĩnh viễn.

Bước 1: Cầm vào phần thân răng (phần mịn và trắng), nếu răng bị bẩn do đất cát, rửa dưới vòi nước chảy nhẹ nhàng và liên tục trong vòng 10 giây (có thể dùng nước muối sinh lý).

Bước 2: Cẩn thận đẩy răng nhẹ nhàng vào ổ răng và giữ nó bằng gạc.

Bước 3: Yêu cầu nạn nhân nhẹ nhàng cắn vào tấm gạc.

Bước 4: Nếu không thể đặt răng vào ổ gãy, hãy giữ ẩm răng bằng cách ngâm trong sữa hoặc nước bọt của nạn nhân. Có nhiều cách để ngâm răng trong nước bọt như ngậm trong miệng, dùng cốc hoặc giữ răng trong một tấm gạc để thấm nước bọt.

Bước 5: Nhanh chóng đến nha sĩ càng sớm càng tốt để đặt răng lại.

Chú ý: KHông chạm vào phần chân răng bị gãy hoặc bảo quản răng trong bất kỳ loại dung dịch nào không phải là sữa hoặc nước bọt. Không chà sát răng bị bất vì sẽ làm hỏng răng, không thể liền lại với ổ gãy được.

3. Trường hợp đặc biệt: Chảy máu ổ răng

Để kiểm soát chảy máu từ ổ răng. Cuộn một tấm gạc đủ dày để đảm bảo hai hàm răng nạn nhân không chạm vào nhau, đặt nó lên trên ổ răng trống và yêu cầu nạn nhân cắn lên cuộn gạc đó.

Xử trí và bảo quản răng vĩnh viễn đúng cách có thể giúp cho răng liền lại trong ổ gãy, cùng với đó đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để có được các tư vấn về y khoa.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay