Chườm Lạnh – Chườm Nóng Nên Áp Dụng Khi Nào (Phần 2)| Wellbeing
Bài viết được viết bởi Phạm Hải Anh | Chuyên viên tập huấn, dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống
Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing
Nhiệt nóng có tác dụng đáng kể đối với cơ thể chúng ta. Chườm nóng sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm đau, tăng tuần hoàn, thư giãn cơ, giúp lành vết thương và điều trị nhiều chứng bệnh.
1. Chườm nóng có tác dụng gì?
Nhiệt nóng được biết đến với các tác dụng như: gây giãn động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ làm tăng cường tuần hoàn, làm giảm đau tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, từ đó có tác dụng giảm đau đối với các chứng đau mạn tính. Mức độ giảm đau của điều trị phụ thuộc vào loại đau và nguyên nhân đau. Tác dụng giảm đau do cơ chế: Tăng cường tuần hoàn tại chỗ làm nhanh chóng hấp thu các chất trung gian hóa học gây đau như bradykinin, prostaglandin, …
Chườm nóng được sử dụng trong các trường hợp: Giảm đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn; căng cứng khớp hoặc do viêm khớp; đau bụng co thắt do chu kỳ kinh nguyệt, viêm màng kết …
Chú ý:
Không dùng chườm nóng trong các trường hợp ổ viêm đã có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang sung huyết, giãn tĩnh mạch da và vùng đang chảy máu, …
2. Phân loại
2.1 Túi chườm bán sẵn ngoài cửa hàng
Tuy nhiên, hình dạng túi chườm có thể không phù hợp với tất cả các bộ phận trên cơ thể. Ví dụ, túi chườm nóng bán sẵn sẽ không phù hợp về sức nặng và kích thước khi sử dụng cho mắt.
2.2 Túi chườm tự làm tại nhà
- Khăn chườm ẩm: Đơn giản, dễ làm
Nhúng một chiếc khăn vải vào bát nước ấm cho tới khi đám nước.
Vắt bỏ phần nước thừa sao cho nước không nhỏ ra từ khăn.
Gấp nhỏ và cho vào túi có khóa kéo để giữ độ ẩm và hơi nóng của khăn.
Áp túi chườm lên vùng da cần chườm.
- Túi chườm khô: Không nên sử dụng khi bạn có làn da khô và thay thế bằng túi chườm ẩm
Rang 1 muối cho ấm và đổ muối ấm vào một tấm vải sạch
Buộc chặt các đầu của khăn
Áp chườm vào vùng cơ thể cần chườm
- Gạo và tất: Phương pháp này dùng cho các cơn đau ở vai và cổ
Đổ gạo vào trong 1 chiếc tất sạch
Buộc đầu tất bằng dây chun hoặc thắt nút
Làm nóng tất trong lò vi sóng ở nhiệt độ cao trong khoảng 2 phút
Cẩn thận lấy tất ra khỏi lò vì sóng vì nó sẽ rất nóng. Đợi trong 1-2 phút rồi sử dụng
- Chai thủy tinh: Có thể dễ dàng và nhanh chóng biến chai thủy tinh thành dụng cụ chườm nóng tại nhà. Không dùng chai nhựa vì tác dụng giữ nhiệt kém.
Đổ nước sôi vào chai và vặn nắp thật chặt
Bọc chai nước trong một chiếc khăn mỏng
Sau đó có thể chườm vào vùng cơ thể cần chườm
Chú ý:
Không dùng chườm nóng cho các chấn thương cấp. Hãy chườm lạnh trong vòng 72 giờ đầu tiên, sau đó chườm nóng.
Không dùng liệu pháp chườm nóng khi bạn chườm nóng khi bạn mang thai hoặc bị tiểu đường, tuần hoàn kém hay huyết áp cao.
Kiểm tra nhiệt độ miếng chườm để đảm bảo không bị bỏng.
Nhiệt độ lý tưởng cho một miếng gạc ấm chườm mắt là 40-45 độ C
Không để miếng gạc chườm nóng lên cùng một vị trí quá lâu
Khi da có biểu hiện đỏ lên, có đốm đỏ và trắng, phồng rộp hoặc sưng tấy dãy ngừng chườm và đến gặp bác sĩ
Xem thêm
Chườm Lạnh – Chườm Nóng Nên Áp Dụng Khi Nào? (Phần 1)