Các khóa học đã đăng ký

CẢNH BÁO NGUY CƠ NGỘ ĐỘC KHI LẠM DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT CHO TRẺ TẠI NHÀ

Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bị ngộ độc Paracetamol do gia đình tự ý dùng thuốc hạ sốt tại nhà.

Bệnh nhi L.B.K. (8 tháng tuổi, trú tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) nhập viện trong tình trạng sốt 39 độ, buồn nôn, thở khò khè. Sau khi tiếp nhận, khám lâm sàng, cận lâm sàng, các bác sĩ nhận định cháu suy gan cấp tính do ngộ độc thuốc hạ sốt, thành phần Paracetamol.

Ngộ độc paracetamol là loại ngộ độc thường gặp nhưng rất kín đáo, thậm chí vài ngày đầu nếu không xét nghiệm theo dõi thì không thể biết và khi được phát hiện muộn sẽ dẫn đến tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong. Nguyên nhân ngộ độc thường do lạm dụng thuốc, dùng sai dẫn tới quá liều.

Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố nguy cơ khác thường gặp có thể khiến một người dùng paracetamol dễ bị ngộ độc như: Người có thể trạng gầy yếu, suy nhược, ăn kém, sốt cao hoặc nhiễm trùng nặng kéo dài, cơ thể có các tình trạng bệnh tiêu hao nhiều năng lượng (như sau mổ) dẫn tới cơ thể cạn kiệt các chất có ích giúp ngăn cản độc tính của paracetamol ở liều điều trị, người thường xuyên uống nhiều rượu bia đặc biệt dễ bị ngộ độc paracetamol, những người đang dùng các thuốc chữa bệnh khác có thể làm tăng độc tính của paracetamol như một số thuốc chữa bệnh lao, chữa động kinh.

Làm sao để sử dụng paracetamol an toàn?

Trước tiên, chúng ta cần biết liều paracetamol tối đa với người Việt Nam có thể trạng trung bình và không có các yếu tố nguy cơ nêu trên là không quá 3 gam/24 giờ với người trưởng thành và trẻ em 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần và không quá 6 lần/24 giờ.

Trên thực tế các bác sĩ khi kê thuốc cho người bệnh trưởng thành chỉ kê 1-1,5 gam paracetamol cho mỗi 24 giờ (tương đương 2-3 viên loại hàm lượng 500mg). Tốt nhất là dùng liều thấp nhất có thể.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay