2 bước giảm đau họng bạn nhất định phải biết! |Wellbeing
BS Lưu Thị Minh Trang – Tập huấn viên Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống
Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing
Viêm họng hay gặp nhất là cảm giác khô rát do viêm, thường là dấu hiệu đầu tiên của ho hoặc cảm lạnh. Là biểu hiện bệnh rất hay gặp trong đời sống hằng ngày, không nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác rất khó chịụ, làm giảm cảm giác ăn ngon. Tuy nhiên, có những cách rất đơn giản để giảm triệu chứng này.
1. Đại cương về đau họng:
1.1. Giải phẫu vùng hầu họng:
Họng là một ống cơ và màng nẳm phía trước cột sống, là ngã tư của đường ăn và đường thở
Họng là khoảng tiếp nối với mũi ở phía trên, miệng ở phía trước và khí quản và thực quản ở phía dưới. Giống như 1 cái phễu phần trên loe rộng, phần dưới thu hẹp.
Họng chia làm 3 phần:
+ Họng mũi: phần họng trên
+ Họng miệng: phần họng giữa
+ Họng thanh quản: phần họng dưới
1.2. Các chức năng của họng:
Chức năng nuốt
Chức năng thở
Chức năng phát âm
Chức năng nghe
Chức năng vị giác (nếm)
Chức năng bảo vệ cơ thể
1.3. Các thành phần liên quan đến họng là:
A-mip-đan: đây là tổ chức có nhiệm vụ miễn dịch ở vùng họng, nằm ở 2 bên thành họng giữa, lấp phía sau màn hầu, bình thường không thể quan sát thấy a-mi-đan, tuy nhiên nếu a-mi-đan viêm, sưng lên, hoặc thậm chí có mủ thì có thể quan sát thấy cấu trúc này khi há miệng rộng và đè lưỡi xuống.
Tai: tai giữa thông với họng bằng 1 cấu trúc có tên là vòi Eustachi, giải thích nguyên nhân viêm tai giữa có liên quan đến việm họng, thường gặp ở trẻ nhỏ.
Mũi: thông thương trực tiếp với họng
Răng, khoang miệng: các vấn đề răng miệng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau họng
=> Các thành phần này có thể là nguyên nhân gián tiếp của các bệnh liên quan đến vùng hầu họng, vì vậy khi có triệu chứng đau họng không thể loại trừ các vấn đề nằm ở các cơ quan lân cận, yêu cầu phải khám và điều trị tổng thể.
1.4. Các bệnh thường mắc khi có triệu chứng đau họng:
Viêm họng cấp tính
Viêm họng đỏ
Viêm họng do liên câu
Viêm họng mạn tính
Viêm a-mi-đan
2. Hai bước xử trí xử trí đau họng đơn giản và hiệu quả:
2.1. Mục tiêu của bạn:
Làm dịu cơn đau
Tiếp cận tư vấn y tế nếu cần thiết
2.2. Các bước xử trí:
Bước 1:
Cho nạn nhân uống nhiều nước để giúp giảm đau và ngăn không cho cổ họng trở nên khô.
Bước 2:
Người lớn có thể dùng liều khuyến nghị paracetamol thuốc viên hoặc thuốc giảm đau của riêng họ. Trẻ em có thể dùng liều khuyến nghị paracetamol dạng si-rô (không dùng aspirin).
Lưu ý:
+ Không cho người dưới 16 tuổi dùng aspirin hoặc người mà bạn biết bị dị ứng với thuốc.
+ Không lạm dụng paracetamol, uống quá liều thuốc này có thể dẫn đến ngộ độc
+ Nếu bạn nghi ngờ viêm a-mi-đan hoặc có hiện tượng sốt cao, báo với nạn nhân để tìm kiếm tư vấn y tế.
3. Những biện pháp đơn giản khác bạn có thể áp dụng để làm giảm đau họng:
Súc miệng nước muối: nước muối giúp làm sạch vi khuẩn, đồng thời tạo môi trường ngăn chặn khả năng sinh sôi của vi khuẩn.
Si rô ho và các dạng thuốc ngậm: tương tự có tác dụng làm dịu cảm giác đau họng của bạn
Trà: một tách trà ấm có thể làm dịu cổ họng của bạn ngay lập tức, trong trà có chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch. Sẽ có hiệu quả hơn nếu bạn uống kèm 1 chút mật ong
Súp gà: có hàm lượng natri cao, có đặc tính kháng viêm. Vì vậy nếu đau họng làm bạn không ngon miệng, hãy thử món súp gà xem sao nhé!
Nghỉ ngơi: phần lớn viêm họng gây ra đau họng là do virus. Nhiễm virus cơ thể có thể tự tiêu diệt chúng mà bạn không cần sử dụng bất kỳ 1 loại thuốc nào. Dành thời gian nghỉ ngơi, để hệ thống miễn dịch làm nhiệm vụ của chúng.
Kháng sinh: không phải cứ đau họng là uống kháng sinh nhé, kháng sinh chỉ có tác dụng khi bạn bị bệnh mà có nguyên nhân là vi khuẩn. Tuy nhiên, chỉ 10% viêm họng có nguyên nhân là vi khuẩn, vì thế đừng dùng kháng sinh bừa bãi nhé!
Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây