Các khóa học đã đăng ký

Ngộ độc rượu| Wellbeing

Lưu Thị Minh Trang - Tập huấn viên Dự án Sơ cứu nhanh- giành sự sống

Tổ chức giáo dục Sức Khỏe Wellbeing

Ngộ độc rượu là một tình trạng nguy hiểm cần được nhận biết và xử trí đúng cách. Do rượu là một loại chất làm ức chế hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là não. Một nạn nhân ngộ độc rượu có thể gặp những rủi ro khác, ví dụ một nạn nhân không đáp ứng có thể hít phải chất nôn và ngạt thở. Ngoài ra, rượu làm giãn các mạch máu và làm cơ thể mất nhiệt, nên hạ thân nhiệt có thể xuất hiện.

wellbeing-ngo-doc-ruou

1. Các dấu hiệu nhận biết nạn nhân ngộ độc rượu

- Nạn nhân ngộ độc rượu sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Có mùi đồ uống có cồn (trên người, quần áo hoặc trong hơi thở)

  • Có chai hoặc lon rỗng gần đó

  • Nạn nhân giảm đáp ứng: nạn nhân có thể phản ứng nếu bị lay dậy, nhưng sẽ nhanh chóng không đáp ứng trở lại

  • Khuôn mặt đỏ bừng và ẩm ướt

  • Thở sâu, thở ngáy

  • Mạch nẩy

- Hoặc các dấu hiệu của một tình trạng ngộ độc rượu nặng hơn:

  • Màu sắc da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt nhạt

  • Thở nông

  • Mạch yếu, nhanh

  • Đồng tử giãn, phản ứng kém với ánh sáng

  • Không đáp ứng

Cảnh báo:

  • Không làm nạn nhân nôn vì chất nôn có thể làm bít tắc đường thở trong khi nạn nhân mất đáp ứng

  • Nếu nạn nhân trở nên không đáp ứng, hãy làm thông thoáng đường hô hấp và kiểm tra hơi thở của họ               

2. Xử trí sơ cấp cứu cho nạn nhân ngộ độc rượu:

- Mục tiêu của bạn:

  • Duy trì đường thở thông thoáng

  • Đánh giá các tình trạng khác

  • Tìm trợ giúp y tế nếu cần thiết

- Những bước bạn cần làm:

  • Đắp áo khoác hoặc chăn cho nạn nhân để bảo vệ họ khỏi lạnh và trấn an họ (nếu nạn nhân còn tỉnh)

  • Nếu nhận thấy nạn nhân có ứ đọng đờm rãi trong miệng, đồng thời bất tỉnh thì đặt nạn nhân nằm tư thế nằm nghiêng

  • Đánh giá nạn nhân: tìm thương tích, đặc biệt là chấn thương đầu, hoặc các vấn đề y tế khác.

  • Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn: mức độ đáp ứng, nhịp tim và nhịp thở của nạn nhân cho đến khi nạn nhân hồi phục hoặc được chăm sóc bởi một người có trách nhiệm.

  • Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở ngay lập tức thực hiện hô hấp nhân tạo

  • Nếu bạn đang có bất kỳ nghi ngờ gì về tình trạng của nạn nhân hoặc nhận thấy nạn nhân có các dấu hiệu nguy hiểm phía trên hãy gọi cấp cứu.

3. Cách phòng tránh ngộ độc rượu

- Các đối tượng cần lưu ý khi sử dụng rượu:

  • Trẻ em hoặc trẻ vị thành niên

  • Phụ nữ trong độ tuổi mang thai và cho con bú. Phụ nữ tốt nhất không nên uống rượu vì khả năng chịu đựng thường kém hơn nam giới và khi say rượu, nặng hơn là ngộ độc rượu thì có khả năng bị lạm dụng

  • Lái xe, người vận hành các loại máy móc, hoặc làm công việc đòi hỏi tập trung, kỹ năng và sự phối hợp động tac: như bác sĩ, kỹ sư công nghệ thông tin,..

  • Dùng các loại thuốc có yêu cầu hạn chế các đồ uống có cồn

  • Người có tiền sử ngộ độc rượu

  • Người mắc các bệnh mãn tính, như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường,…

Lưu ý: Không nên uống rượu nếu không kiểm soát được lượng uống.

- Thời điểm khi sử dụng rượu: sau giờ làm việc, hoặc khi nghỉ ngơi.

- Các biện pháp giảm tác dụng của rượu khi sử dụng:

  • Khuyến khích ăn các thức ăn từ tinh bột (cơm, bún, mỳ,..) hoặc thức ăn có nhiều đường…(do rượu gây nên hạ đường máu), trước, trong và ngay cả khi sau khi sử dụng rượu

  • Giữ ấm cơ thế, đặc biệt tránh ra đường nếu trời lạnh (do rượu gây hạ thân nhiệt)

  • Tuyệt đối không lái xe. Không nên vận hành máy móc kỹ thuật (do có thể gây tai nạn vì không làm chủ được hành động)

  • Uống một lượng bia lớn cũng có thể nên gây tình trạng ngộ độc, vì vậy cũng nên hạn chế sử dụng bia với một lượng lớn cùng một lúc

  • Chỉ sử dụng các loại rượu khi bạn biết rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để tránh sử dụng phải rượu giả. rượu có chứa cồn công nghiệp.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay