Các khóa học đã đăng ký

VIRUS ADENO NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Thực ra đây là loại virus đã được con người phát hiện ra năm 1953, đến nay các chuyên gia đã phân lập được 47 loại virus Adeno khác nhau. Hay nói cách khác, nó là một loại virus quen thuộc, nó thường gây ra bệnh về đường hô hấp kèm đau mắt đỏ. Là loại virus quen thuộc nhưng tại sao gần đây lại nổi lên như một bệnh đáng sợ khiến rất nhiều trẻ em phải nhập viện, thậm chí đã có nhiểu ca tử vong.

1 Đường lây truyền: Adenovirus thường có những phương thức lây truyền sau:

- Tiếp xúc trực tiếp giữa người và người thông qua đường hô hấp.

- Lây nhiễm qua niêm mạc do bơi lội hay nguồn nước dùng có dịch tiết từ mắt, mũi, phân của người bệnh.

- Tiếp xúc gián tiếp với vật dụng của người bệnh nhiễm virus Adeno.

- Lây nhiễm qua nước bọt như những hạt khí thông qua đường hô hấp

2 Tính chất của Adenovirus

- Sức đề kháng: Adeno đề kháng với ete, bền vững trong phạm vi pH rộng 2 - 10. Virus này có thể tồn tại, gây bệnh trong thời gian dài ở ngoại cảnh, ở nhiệt độ phòng có thể tồn tại khoảng 30 ngày, 40°C có thể sống trong nhiều tháng, -200°C tồn tại được nhiều năm. Tuy nhiên, virus có thể bị tiêu diệt bởi tia cực tím và môi trường nước sôi 100°C. Virus bị mất độc lực nhanh và chết ở 56°C trong 3 - 5 phút.

- Sự nhân lên của virus: Virus Adeno phát triển tốt trong tế bào của cơ thể con người (tế bào ối, tuyến giáp, thận). Thời gian cho 1 chu kỳ nhân lên trung bình khoảng 30 giờ.

- Khả năng gây bệnh: Virus Adeno có khả năng gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể con người như đường hô hấp, tiêu hóa, mắt… Trong số nhóm virus gây bệnh, Adenovirus nhóm B có khả năng gây bệnh nhiều, thường gặp nhất. Sau khi gây bệnh, virus có thể tồn tại nhiều năm tại hạch hạnh nhân.

Với việc sức đề kháng cao với môi trường và khả năng nhân lên nhanh chóng, đây chính là sự nguy hiểm của loại virus này.

3 Một số bệnh mà Adenovirus có thể gây ra cho con người:

Viêm họng cấp, viêm họng kết mạc, viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi, viêm kết mạc mắt, bệnh viêm dạ dày, ruột.

4 Việc dự phòng bệnh rất quan trọng trong thời điểm điểm này. Chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Người lớn chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ em. Ví dụ như sau khi về nhà hoặc sau khi chạm vào các đồ vật, người lớn cần rửa tay với xà phòng, thay quần áo sạch rồi mới ôm hôn trẻ để tránh virus bám trên người lây cho trẻ.

- Nếu nhận thấy bản thân có các triệu chứng như ho, sổ mũi, cần đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc trực tiếp với trẻ con để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

- Cha mẹ cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên.

- Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên cho trẻ cách ly ở nhà để hạn chế nguy cơ lây nhiễm sang những trẻ khác.

- Cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen rửa tay đúng cách.

- Cần cho trẻ ăn đủ chất, uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay