Các khóa học đã đăng ký

Vai trò của nước và điện giải với cơ thể chúng ta | Wellbeing

BS Nguyễn Hoàng Nguyên | Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Nước và các chất điện giải là những thành phần không thể thiếu được của moi tế bào, sinh vật. Mọi phản ứng sinh hóa của cơ thể chúng ta diễn ra đều không thể thiếu nước và điện giải. Chuyển hóa của nước và điện giải liên quan mật thiết đến nhau, rối loạn chuyển hóa nước thì có rối loạn điện giải đi kèm và ngược lại.

1. Nước có vai trò như thế nào với chúng ta?

Nước có vai trò quan trọng trong đời sống của mọi sinh vật, bao gồm cả con người. Nước chiếm 60 – 80% trọng lượng cơ thể. Nếu một người trưởng thành nặng 60kg thì có tới 39 – 42kg là nước. Nếu mất khoảng 4 lít (1/10 lượng nước cơ thể) thì sẽ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Khi mất đến 20% lượng nước của cơ thể (khoảng 8 lít) thì có thể gây tử vong.

Cơ thể càng trẻ thì càng chứa nhiều nước. Với thai nhi, chứa tới 90 – 97% là nước, trẻ sơ sinh chứa 85% nước, trẻ đang bú mẹ là 75%, người lớn thì từ 65% đến 70% là nước và con số này với người già là 65%. Có một điểm đặc biệt đó là cơ quan nào hoạt động càng nhiều thì chứa lượng nước càng lớn. Não, gan, tim, thận, phổi, cơ, lá lách… có tỷ lệ nước trên 70%, da là 58%, sụn xương dưới 40%, lớp mỡ chứa 1-% và lông móng thì chỉ có dưới 5%.

Vai trò quan trọng của nước đối với cơ thể chúng ta bao gồm:

- Duy trì thể tích tuần hoàn, qua đó góp phần duy trì huyết áp. Để máu có thể dễ dàng duy trì trong lòng mạch đến các cơ quan quan trọng thì cần có áp lực lớn từ tim (huyết áp). Áp lực này bị ảnh hưởng bởi lượng nước trong lòng mạch.

- Làm môi trường để hòa tan các chất dinh dưỡng, là nơi để các phản ứng chuyển hóa vdiễn ra. Các chất trong cơ thể cũng được vận chuyển nhờ nước tới các cơ quan, sau đó các chất này sẽ trao đổi với môi trường bên ngoài cơ thể.

- Làm môi trường cho mọi phản ứng hóa học. Ngoài ra, nước còn tham gia trực tiếp vào một số phản ứng hóa sinh của cơ thể như thủy phân, oxy hóa,…

- Giảm ma sát giữa các màng. Thông thường, các cơ quan trong cơ thể thường có các màng bao bọc như màng não, màng phổi, màng ngoài xương… Các màng này có thể trượt trên nhau tạo ra ma sát.

- Tham gia điều hòa thân nhiệt. Chủ yếu là thông qua hoạt động bốc hơi nước, nhiệt độ cơ thể có thể được điều hòa qua việc toát mồ hôi hay sự bay hơi trong hơi thở.

2. Vai trò chung của các chất điện giải trong cơ thể

Chất điện giải trong cơ thể bao gồm các chất mang điện tích dương (cation) như Na+, K+, Ca++, Mg+, Fe++… và các chất mang điện tích âm (anion) như Cl-, HCO3-, HPO4-… Các chất này tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, ví dụ như Ca đối với dẫn truyền thần kinh, Fe tham gia vận chuyển oxy, K, Mg và Na trong chuyển hóa năng lượng. Ion Cl- có tác dụng đối với việc tăng hay giảm acid trong dạ dày.

Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất là quyết định đến áp lực thẩm thấu ở trong máu. Đây là áp lực để giữ ổn định các chất trong lòng mạch, tránh sự mất cân bằng giữa nồng độ các chất trong và ngoài lòng mạch. Nếu có sự chênh lệch, nước có thể đi từ trong lòng mạch vào tế bào, các khoảng giữa tế bào gây phù. 

Ngoài ra, các chất điện giải trong cơ thể còn tham gia vào quá trình điều hòa pH bên trong cơ thể.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay