Các khóa học đã đăng ký

TỔNG QUAN VỀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Loãng xương là một bệnh rối loạn chuyển hóa của xương trong đó mật độ khoáng  xương sụt giảm, cấu trúc vi thể của xương suy yếu dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh gây ra các hậu quả nặng nề nhưng lại khó phát hiện sớm vì bệnh thường diễn biến thầm lặng, rất nhiều bệnh nhân gần như không có triệu chứng nào cho tới khi xảy ra biến chứng là gãy xương hoặc lún xẹp đốt sống.

loang-xuong-Wellbeing

Theo hiệp hội loãng xương thế giới, tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương, và 51% số này sẽ ở các nước châu Á. Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 102.000 nữ và 67.000 nam gãy xương, trong số này, số ca gãy cổ xương đùi là 19.000 nữ và 7.000 nam. Hàng năm chi phí cho loãng xương ở Mỹ là 17,9 tỷ USD, ở Úc là 7,4 tỷ USD, ở Châu Âu là 350 triệu euro (EUR). Mức độ thiệt hại kinh tế này còn lớn hơn chi phí cho các bệnh như tim mạch, ung thư và bệnh hen.

1. Định nghĩa về bệnh Loãng Xương.

  • Theo WHO – 1993: Loãng xương là một bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc của xương, dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương, tức là có nguy cơ gãy xương.

  • Theo WHO – 2001: Loãng xương được đặc trưng bởi sự thay đổi sức mạnh của xương. Sức mạnh này được đặc trưng bởi mật độ xương và chất lượng xương. Chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, chu chuyển xương, độ khoáng hóa, tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương.

  • Hiện nay, việc chẩn đoán loãng xương dựa vào đo mật độ xương (Bone Mineral Density – BMD), và WHO  định nghĩa loãng xương là tình trạng BMD dưới -2,5 độ lệch chuẩn (SD) so với mật độ xương đỉnh.

2. Phân loại loãng xương.

Dựa vào nguyên nhân, loãng xương được chia thành 2 loại là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.

  • Loãng xương nguyên phát là loại loãng xương không tìm thấy nguyên nhân nào khác ngoài tuổi tác và/hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Loãng xương nguyên phát lại được chia thành 2 typ. Loãng xương nguyên phát typ 1 (loãng xương sau mãn kinh) nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt estrogen, thường gặp ở phụ nữ đã mãn kinh vài năm. Loãng xương nguyên phát typ 2 (loãng xương tuổi già) gặp ở cả nam và nữ, thường trên 70 tuổi, liên quan đến hai yếu tố quan trọng là giảm hấp thu calci, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn tới cường cận giáp thứ phát.

  • Loãng xương thứ phát là loại loãng xương tìm thấy nguyên nhân do một số bệnh hoặc một số thuốc gây nên: cường vỏ thượng thận, dùng nội tiết tố vỏ thượng thận kéo dài, cường cận giáp, cường giáp trạng, bệnh suy sinh dục rối loạn hấp thu, thiếu calci, bất động dài ngày, điều trị bằng heparin kéo dài…

Loãng xương có thể dẫn tới gãy xương và gây ra các biến chứng, hoặc để lại các di chứng nặng nề. Chính vì vậy, chúng ta cần nhận biết rõ các triệu chứng của loãng xương để phòng tránh sớm bệnh.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay