Các khóa học đã đăng ký

TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Tăng huyết áp là một căn bệnh mạn tính phổ biến nhất trên Thế giới. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tim mạch, tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch hay gặp nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với 9,4 triệu người tử vong mỗi năm trên toàn thế giới và con số này không ngừng gia tăng theo thời gian, cùng với đó là hậu quả di chứng nặng nề, suy giảm chất lượng cuộc sống, đòi hỏi sự chăm sóc dài ngày và tốn kém, gây thiệt hại to lớn cho gia đình và xã hội.

Dinh-nghia-tang-huyet-ap-Wellbeing

1. Định nghĩa bệnh Tăng huyết áp.

  • Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch, là áp lực cần thiết tác động lên thành mạch để máu từ tim đến các cơ quan và máu thu hồi từ các cơ quan về tim.

  • Chỉ số huyết áp của một người được mô tả bằng 2 chỉ số: Huyết áp tâm thu - huyết áp khi tim co bóp tống máu đi nuôi cơ thể và huyết áp tâm trương - huyết áp khi tim thu máu từ cơ quan về. Đơn vị đo huyết áp là mmHg. Ví dụ: 120/80 mmHg, 130/90 mmHg ...

  • Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một người lớn được gọi là Tăng huyết áp (THA) khi huyết áp tối đa, huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu, huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sỹ chẩn đoán là Tăng huyết áp. 

Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau. THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác như: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành...

2. Phân loại tăng huyết áp.

Trong những năm gần đây, phân loại Tăng huyết áp có nhiều thay đổi. Dưới đây là một số cách phân loại tăng huyết áp.

- Phân loại theo chỉ số huyết áp:

Năm 2014, Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA”. Theo đó, THA được phân loại như sau:

Phân loại 

Huyết áp tâm thu

 

Huyết áp tâm trương

Tối ưu 

< 120

Và, hoặc

< 80

Huyết áp bình thường

< 130

Và, hoặc

< 85

Huyết áp bình thường cao

130 - 139

Và, hoặc

85 - 89

Tăng huyết áp độ 1 (nhẹ)

140 - 159

Và, hoặc

90 - 99

Tăng huyết áp độ 2 (trung bình)

160 - 179

Và, hoặc

100 - 109

Tăng huyết áp độ 3 (nặng)

≥ 180

Và, hoặc

≥ 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

≥ 140

Và, hoặc

< 90

- Phân loại theo nguyên nhân:

THA là một bệnh mà không phải lúc nào cũng tìm ra nguyên nhân. Trên thực tế lâm sàng người ta sử dụng cách phân loại đơn giản, chia THA ra làm 2 loại chính:

  • THA nguyên phát (chưa rõ nguyên nhân) hay còn gọi là bệnh THA, chiếm khoảng 90 - 95% các trường hợp THA.

  • THA thứ phát là THA xác định được nguyên nhân gây ra như: do các bệnh lý của thận, hẹp eo động mạch chủ, u tuỷ thượng thận, do thuốc ... chiếm từ 5 - 10% các trường hợp THA.

- Phân loại theo giai đoạn bệnh:

  • Giai đoạn I: Không có dấu hiệu khách quan về tổn thương thực thể cơ quan đích.

  • Giai đoạn II: Có ít nhất một trong các triệu chứng thực thể sau: Dày tâm thất trái ở tim (phát hiện khi siêu âm tim), phát hiện protein ở nước tiểu, tăng nhẹ chỉ số creatinin ở máu...

  • Giai đoạn III: Triệu chứng chức năng và thực thể sau các tổn thương trên do bệnh tăng huyết áp như: Suy tim, tai biến mạch máu não, phồng tắc động mạch, suy thận...

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

- Các yếu tố nguy cơ của bệnh Tăng huyết áp.

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay