TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG TỰ NHIÊN CHO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ?
Khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi, thời tiết thất thường, cơ thể dễ bị nhiễm bệnh nếu đề kháng kém. Hệ miễn dịch là một tập hợp các tế bào, mô và cơ quan hoạt động cùng nhau để bảo vệ cơ thể khỏi virus và vi khuẩn. Cơ thể chúng ta có những tuyến phòng thủ nào? Làm sao để tăng đề kháng tự nhiên? Cùng bác sĩ sơ cứu Wellbeing tìm hiểu ngay nhé!
Có nhiều tuyến phòng thủ hoạt động cùng nhau để giữ cho cơ thể chúng ta hoạt động. Một số trong số chúng chiến đấu để xua đuổi virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Một hàng phòng thủ là mô niêm mạc và chất nhầy - đây là chất dính có tác dụng ngăn vi trùng xâm nhập cơ thể chúng ta qua mũi. Da, cơ quan lớn nhất của chúng ta, là một tuyến phòng thủ khác trong hệ miễn dịch. Nói cách khác, hệ miễn dịch càng khỏe thì bảo vệ cơ thể tốt. Vậy làm thế nào để tăng sức đề kháng cho cơ thể, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
1 Chế độ dinh dưỡng
Hệ miễn dịch chủ yếu ở xung quanh ruột, các cách truyền thống để tăng cường hệ miễn dịch xoay quanh chế độ ăn uống, dinh dưỡng và chất bổ sung.
- Ăn thực phẩm lên men
Cơ thể chúng ta cần những vi khuẩn hữu ích để cân bằng vi khuẩn trong ruột và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Ăn các loại thực phẩm chứa probiotic có lợi cho đường ruột , như sữa chua, kefir, kimchi, kombucha và tempeh là một cách tốt để hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Bổ sung vitamin C và kẽm
Vitamin C là thành phần quan trọng của các tế bào bạch cầu và chúng đóng một vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng. Ớt chuông đỏ có nhiều vitamin C hơn các loại trái cây họ cam quýt, vì vậy hãy tìm nguồn cung cấp vitamin C ngoài cam quýt.
Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng của chúng ta vì vai trò của nó đối với nhiều loại tế bào khác nhau trong hệ miễn dịch. Ví dụ: tế bào lympho của chúng ta là một loại tế bào có vai trò trong khả năng miễn dịch. Hoạt động của tế bào bạch huyết phụ thuộc vào lượng kẽm thích hợp. Thịt bò, ngũ cốc, các loại hạt và đậu là những nguồn cung cấp kẽm dồi dào.
Nếu các chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ trong các bữa ăn, các loại thực phẩm chức năng, viên uống cũng là một trơ thủ đắc lực trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
2 Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp tăng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các mô của bạn và giúp hệ thống tim mạch của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, thể chất được cải thiện cũng giúp tinh thần phấn chấn, giảm thiểu những tác nhân gây stress, căng thẳng, nhất là trong những ngày dịch bệnh. Với người thường xuyên không hoạt động thể chất sẽ gây ra rất nhiều tác hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như huyết áp cao, cholesterol cao và những rủi ro đáng quan tâm khác.
3 Ngủ đúng giờ, đúng giấc
Giấc ngủ và khả năng miễn dịch có mối quan hệ hai chiều. Phản ứng miễn dịch của bạn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Và thiếu ngủ khiến cơ thể sản xuất nhiều cortisol (hormone căng thẳng) có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch của chúng ta. Trong khi đó, giấc ngủ chất lượng tốt có thể tăng cường hệ miễn dịch.
4 Duy trì lối sống khỏe mạnh
Rượu, bia, thuốc là và các chất kích thích khác là kẻ thù của sức đề kháng. Bởi, chúng làm tổn hại đến trạng thái cân bằng của hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc một số rối loạn miễn dịch và tự miễn dịch. Vì vậy, để giữ cho cơ thể có một sức đề kháng tốt, hãy tập thói quen hạn chế các chất kích thích hết mức có thể.
Ngoài ra, giữ cho mình một tinh thần thoải mái cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Tâm trí nên được ở trong trạng thái thư giãn, nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh những lo lắng, bất an và các cảm xúc tiêu cực khác.
Một hệ miễn dịch khỏe là một cơ thể khỏe mạnh. Vì hệ miễn dịch sẽ giảm dần theo thời gian và tuổi tác, chúng ta cần tự chăm sóc cơ thể từ trong ra ngoài, từ thể chất đến tinh thần để có thể phòng ngừa bệnh tật thật tốt.