Các khóa học đã đăng ký

Sự hình thành và phát triển của xương diễn ra như thế nào?| Wellbeing

BS Nguyễn Hoàng Nguyên | Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Quá trình hình thành xương còn được gọi là sự cốt hóa. Quá trình này bắt đầu từ tuần thứ sau hoặc thứ bảy của thai kỳ. Có hai cách hình thành xương đó là hình thành trong màng (cốt hóa nội màng) và hình thành trong sụn (cốt hóa nội sụn)

1. Quá trình hình thành của xương diễn ra thế nào?

Quá trình hình thành xương còn được gọi là sự cốt hóa. Quá trình này bắt đầu từ tuần thứ sau hoặc thứ bảy của thai kỳ. Có hai cách hình thành xương đó là hình thành trong màng (cốt hóa nội màng) và hình thành trong sụn (cốt hóa nội sụn).

Hình thành trong màng là hình thức tạo nên xương sọ, xương dẹt và xương hàm dưới. Các tế bào của phôi tập trung trong một màng mô liên kết, biệt hóa thành các tế bào tạo xương (tạo cốt bào). Các tạo cốt bào này tiết ra chất căn bản xương cho đến khi bị vây quanh hoàn toàn bởi chất căn bản. Các chất căn bản này ngấm calci và trở nên cứng, sau đó trở thành các tế bào xương. Chất căn bản xương sẽ phát triển đan xen nhau tạo thành bè xương xốp. Các mạch máu đi vào các bè và biệt hóa thành tủy xương. 

Hình thành trong sụn (cốt hóa nội sụn) là cách mà hầu hết các xương được hình thành. Quá trình này bắt đầu từ việc hình thành mô hình sụn, sau đó mô hình sụn tăng trưởng, hình thành trung tâm tạo xương ban đầu (cốt hóa nguyên phát), hình thành trung tâm tạo xương tiếp theo (cốt hóa thứ phát) và cuối cùng là hình thành sụn khớp và đầu xương.

2. Sự phát triển của xương

Phát triển về chiều dài. Sụn ở đầu xương đang phát triển có khả năng tăng sinh sản tế bào, hướng về phía thân xương. Sụn này sau đó được cốt hóa làm cho chiều dài thân xương tăng lên. Từ 18 đến 25 tuổi, các tế bào ở sụn đầu xương ngừng phân chia và đầu sụn được thay thế bằng xương. 

Tăng trưởng về chiều dày. Các tế bào màng xương biệt hóa thành các tạo cốt bào trên bề mặt xương. Các tế bào này tạo nên hệ thống trung tâm cốt hóa (hệ thống Havers) mới, làm cho xương được bồi đắp lên bề mặt ngoài của xương. Ổ tủy sẽ rộng ra khi đường kính của xương tăng lên nhờ các tế bào hủy xương. Điều này lý giải cho việc đóng dần thóp của trẻ em.

3. Sự tái tạo xương

Khi gãy xương, ở hai đầu ổ gãy sẽ hình thành một khối máu tụ. Sau khi được hấp thụ, khối máu tụ này hình thành can xương mềm (xơ – sụn) và sau đó là can xương cứng. Các can xương này liên kết các đầu gãy của xương. Các mô xương chết ở đầu gãy bị tiêu đi, đồng thời xương xốp được thay thế bằng xương.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay