Các khóa học đã đăng ký

Sơ cứu Sốc phản vệ| Wellbeing

Bài viết được viết bởi BS Nguyễn Thị Hoa | Chuyên viên dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.

Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nhất có thể gặp ở mọi lứa tuổi. 

Triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ chứ không chỉ là do tiêm Vaccine. 

Bệnh xuất hiện rất nhanh,có thể là ngay lập tức hoặc cũng có thể sau 30 phút dùng thuốc, thử test, hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ …

Chính vì vậy, cần hiểu rõ và nâng cao kiến thức về sốc phản vệ để có thể phòng ngừa và xử lý đúng cách, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

1. Sốc phản vệ là gì?

Đây là một phản ứng dị ứng dữ dội ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nó có thể tiến triển trong vòng vài giây hoặc vài phút khi tiếp xúc với tác nhân khởi phát và có khả năng gây tử vong.

 Trong phản ứng phản vệ, các chất hóa học được giải phóng vào trong máu làm giãn các mạch máu. Điều này làm cho huyết áp tụt xuống và đường dẫn khí bị thu hẹp (co thắt), dẫn đến khó thở. Thêm vào đó, lưỡi và cổ họng có thể sưng lên, gây cản trở đường thở. Lượng oxy đến được những cơ quan sống còn có thể giảm mạnh, gây ra hiện tượng thiếu oxy 

Những tác nhân khởi phát thường gặp bao gồm: các loại hạt, hải sản, trứng, côn trùng và ong đốt, nhựa mủ và những thuốc nhất định.

Một nạn nhân bị sốc phản vệ cần xử trí cấp cứu bằng tiêm adrenaline.

2.Trường hợp cảnh báo, dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ

Trường hợp cảnh báo:

 Nếu nạn nhân mang thai cần nằm xuống, nghiêng cô ấy về phía bên trái để tránh làm tử cung chứa thai ngăn cản dòng máu trở về tim.

 Nếu nạn nhân trở nên bất tỉnh, mở đường thở và kiểm tra hô hấp 

Dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ

Những đặc điểm của dị ứng có thể xuất hiện:

 Ban đỏ, ngứa hoặc những vùng da nổi lên ( vết lằn)

 Mắt đỏ, ngứa, chảy nước

 Bàn tay, bàn chân và/hoặc mặt sưng lên

 Đau bụng, nôn và tiêu chảy

Cũng có thể:

 Khó thở, mức độ từ tức ngực đến khó thở dữ dội, khiến nạn nhân thở khò khè và thở gấp để lấy khí

 Da nhợt hoặc đỏ bừng

 Có thể nhìn thấy lưỡi và cổ họng sưng lên kèm sưng húp quanh mắt

 Hoảng loạn

 Bối rối và lo âu

 Các dấu hiệu của sốc, dẫn đến suy sụp và bất tỉnh

3. Các bước sơ cứu sốc phản vệ

Mục tiêu của việc cần sơ cứu sốc phản vệ

 Làm dễ thở

 Xử trí sốc

 Thu xếp vận chuyển đến bệnh viện khẩn cấp

Các bước cơ bản sơ cứu sốc phản vệ

Bước 1: Gọi 115 để được trợ giúp cấp cứu. Báo với đội điều hành xe cấp cứu rằng bạn nghi ngờ tình trạng phản vệ.

Bước 2: Nếu nạn nhân có bơm tiêm tự động adrenalin, giúp họ dùng nó. Nếu họ không thể tự tiêm, và bạn đã được đào tạo, hãy tiêm cho họ. Kéo chốt an toàn và cầm bơm tiêm trong nắm tay bạn, đẩy đầu bơm dứt khoát vào đùi nạn nhân cho tới khi nó kêu “tách”, bơm thuốc (có thể tiêm qua quần áo). Giữ trong mười giây, tháo bơm tiêm ra, rồi xoa bóp vùng tiêm trong mười giây.

Bước 3: Giúp nạn nhân ngồi dậy trong tư thế tốt nhất làm giảm khó thở. Nếu họ trở nên nhợt kèm mạch yếu, giúp họ nằm xuống với chân nâng lên và xử trí sốc 

Bước 4: Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn – nhịp thở, mạch, mức độ đáp ứng– trong khi chờ trợ giúp. Có thể nhắc lại liều adrenalin trong khoảng thời gian năm phút nếu không có sự cải thiện hoặc các triệu chứng xuất hiện trở lại.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay