Sơ cứu người tăng đường huyết do đái tháo đường| Wellbeing
BS Nguyễn Thị Hoa – Chuyên viên dự án Sơ cấp cứu Tổ chức
Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.
Tăng đường huyết ở tiểu đường được xem là tình trạng khẩn cấp có thể đe dọa tới tính mạng. Chính vì vậy, cần có sự điều trị và sơ cứu kịp thời.Trong trường hợp tăng đường huyết ở tiểu đường mà không điều trị, nhiễm ceton acid có thể làm nạn nhân hôn mê, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
1. Tăng đường huyết là gì?
Tăng đường huyết là tình trạng khi lượng đường trong cơ thể tăng vượt ngưỡng kiểm soát.Tình trạng tăng đường huyết ít xảy ra hơn so với hạ đường huyết. Tăng đường huyết thường xảy ra chậm, với quá trình khoảng vài ngày. Dù chủ yếu tình trạng xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên tăng đường huyết có thể xảy ra ở bất kì ai dưới dạng nhẹ khi tiêu thụ quá nhiều đường. Dạng nhẹ của tăng đường huyết, ngoài cảm giác mệt mỏi thì có thể xem là không gây hại.
Một số chỉ số tăng đường huyết
- Đường huyết đói > 7.7 mmol/L (>140 mg/dL)
- Đường huyết sau ăn 2 giờ > 10 mmol/L (> 180 mg/dL)
- Báo động đường huyết > 250- 300 mg/dL (>13 mmo/L)
- Đường huyết > 600 mg/dL → HI
2. Trường hợp cảnh báo, dấu hiệu nhận biết, mục tiêu
TRƯỜNG HỢP CẢNH BÁO
- Nếu nạn nhân trở nên bất tỉnh, mở đường thở và kiểm tra hô hấp
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Da khô, nóng
- Mạch nhanh và thở nhanh
- Hơi thở có mùi trái cây chín và khát nước
- Vòng đeo tay y tế có thể cảnh báo
- Lơ mơ, dẫn đến mất ý thức nếu không được xử trí
MỤC TIÊU CỦA BẠN
- Chuẩn bị di chuyển khẩn cấp đến bệnh viện
Đường máu cao (tăng đường huyết) có thể tiến triển chậm trong vài giờ hoặc vài ngày. Nếu không được xử trí, tăng đường huyết sẽ làm cho người bệnh trở nên bất tỉnh (hôn mê đái tháo đường) và đòi hỏi được điều trị cấp cứu tại bệnh viện. Những người bị tăng đường huyết có thể đeo vòng tay, thẻ hoặc vòng cổ cảnh báo y tế để báo cho người sơ cấp cứu biết tình trạng.
Các bước sơ cứu người tăng đường huyết do đái tháo đường
1. Gọi cấp cứu để được trợ giúp cấp cứu; báo với đội điều hành xe cấp cứu rằng bạn nghi ngờ một cơn tăng đường huyết.
2. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn – nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng– trong khi chờ trợ giúp.
Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây