Các khóa học đã đăng ký

Sơ cứu co giật ở trẻ em| Wellbeing

BS Nguyễn Thị Hoa – Chuyên viên dự án Sơ cấp cứu

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.

Ở trẻ em, co giật thường là hậu quả của thân nhiệt quá cao kết hợp một nhiễm trùng ở họng hoặc tai hoặc nhiễm trùng khác. Loại co giật này, cũng được biết đến là sốt cao co giật, xảy ra vì hệ thống điện ở não bộ chưa đủ phát triển để đối phó với nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Mặc dù co giật có thể đáng báo động, chúng hiếm khi nguy hiểm nếu được xử trí đúng cách. Tuy nhiên, bạn nên tìm đến những tư vấn y tế cho trẻ để loại trừ những trường hợp nghiêm trọng.

1. Trường hợp cảnh báo, dấu hiệu nhận biết một cơn co giật ở trẻ em 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị co giật

- Mất hoặc suy giảm ý thức

- Rung giật dữ dội, kèm siết chặt bàn tay và ưỡn cong lưng

Cũng có thể:

- Những dấu hiệu rõ ràng của sốt: nóng, đỏ bừng mặt và có thể vã mồ hôi

- Co giật mặt và mắt lác, cố định hoặc đảo mắt

- Nín thở, kèm theo mặt và cổ đỏ, sưng húp và miệng chảy dãi

- Có thể nôn

- Mất nhu động của ruột hoặc bàng quang

Trường hợp cảnh báo:

- Không được mặc quá nhiều hoặc quá ít quần áo cho trẻ bị sốt; không được lau rửa để hạ nhiệt cho trẻ vì có nguy cơ nhiễm lạnh.

Các bước sơ cứu co giật ở trẻ em

Mục tiêu của việc sơ cứu co giật ở trẻ em

• Bảo vệ trẻ khỏi chấn thương trong cơn co giật

• Hạ nhiệt cho trẻ

• Trấn an bố mẹ trẻ

• Thu xếp di chuyển đến bệnh viện

4 bước sơ cứu co giật ở trẻ em

Bước 1: Đặt gối hoặc miếng đệm lót mềm xung quanh trẻ để bất kể động tác quá khích nào cũng không gây ra thương tích. Không được ngăn giữ trẻ lại bằng bất cứ cách nào.

Bước 2: Hạ nhiệt cho trẻ. Cởi bỏ chăn gối và quần áo, ví dụ áo phông hoặc áo mặc nhà; bạn có thể phải đợi đến khi cơn co giật dừng lại. Đảm bảo một nguồn thông khí mát mẻ, nhưng cẩn thận đừng để trẻ nhiễm lạnh.

Bước 3: Khi cơn co giật dừng lại, đặt trẻ ở trong tư thế hồi phục để duy trì đường thở thông khí. Gọi 115 để được trợ giúp cấp cứu.

Bước 4: Trấn an trẻ cũng như là bố mẹ và người chăm sóc trẻ. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn – nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng– cho tới khi trợ giúp cấp cứu đến.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay