Các khóa học đã đăng ký

Sơ cứu đau ngực| Wellbeing

BS Nguyễn Thị Hoa – Chuyên viên dự án Sơ cấp cứu 

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.

Đau ngực là một triệu chứng vô cùng quan trọng, báo trước của nhiều biến cố tim mạch nguy hiểm. Vì vậy,  bạn phải luôn cảnh giác và tìm kiếm sự tư vấn y tế nếu nghi ngờ về tình trạng bệnh tật.

Bài viết này sẽ giúp bạn trang bị thêm những kiến thức về sơ cứu đau ngực để có hướng xử trí kịp thời, đúng đắn trong những tình huống khẩn cấp.

1. Sơ cứu đau ngực : Trường hợp cảnh báo, dấu hiệu, mục tiêu

Đau ngực là cảm giác bóp nghẹt hoặc nóng rát ở ngực. Một số trường hợp, cơn đau lan lên tới cổ, hàm, sau lưng, một tay hoặc hai tay.

Trường hợp cảnh báo

Nếu nạn nhân trở nên bất tỉnh, mở đường thở và kiểm tra hô hấp

Dấu hiệu nhận biết

- Đau như bóp nghẹt ở giữa ngực, có thể lan lên quai hàm và xuống một hoặc cả hai tay

- Đau giảm đi khi nghỉ ngơi

- Khó thở

- Mệt mỏi, thường xảy ra đột ngột và dữ dội

- Cảm thấy lo lắng

Mục tiêu

- Làm giảm sức căng của quả tim bằng việc đảm bảo nạn nhân được nghỉ ngơi

- Hỗ trợ nạn nhân dùng thuốc

- Sử dụng hỗ trợ y tế nếu cần thiết

Thuật ngữ đau ngực (angina) thực chất có nghĩa là một cơn đau thắt ngực. Đau ngực xảy ra khi động mạch vành cấp máu cho khối cơ tim bị hẹp và không thể vận chuyển đủ máu đáp ứng nhu cầu khi gắng sức hoặc bị kích thích. Cơn đau khiến nạn nhân phải nghỉ ngơi, sau đó cơn đau sẽ giảm đi.

2. Các bước sơ cứu đau ngực 

1. Giúp nạn nhân dừng việc đang làm và ngồi xuống. Đảm bảo họ cảm thoải mái và trấn an họ; điều này có thể làm dịu cơn đau.

2. Nếu nạn nhân có thuốc đau ngực, như thuốc viên, thuốc dạng bơm hoặc thuốc xịt dạng phun sương, hãy để họ tự dùng thuốc. Nếu cần thiết, giúp họ dùng thuốc.

3. Nếu cơn đau không giảm trong vòng năm phút sau khi dùng thuốc đau ngực, khuyên họ dùng liều thứ hai.

4. Khuyến khích nạn nhân nghỉ ngơi, và hạn chế số lượng người xung quanh.

5. Nếu nạn nhân vẫn đau sau khi dùng liều thứ hai năm phút, hoặc cơn đau quay trở lại, hãy nghĩ đến một cơn trụy tim .Gọi 115 để được hỗ trợ cấp cứu.

6. Nếu cơn đau giảm đi trong vòng 15 phút sau khi nghỉ ngơi và/ hoặc dùng thuốc, nạn nhân thường có thể bắt đầu lại công việc đang làm. Nếu họ lo lắng, hãy bảo họ tìm kiếm tư vấn y tế.

 

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay