Sơ cứu co giật ở người lớn| Wellbeing
BS Nguyễn Thị Hoa – Chuyên viên dự án Sơ cấp cứu
Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.
Co giật là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Trong trường hợp gặp người đột nhiên bị lên cơn co giật, chúng ta phải làm gì? Làm sao để sơ cứu đúng cách giúp người bị co giật giảm thiểu nguy cơ và những biến chứng gặp phảì của co giật?
1.Co giật là gì?
Co giật là những bất thường về cảm giác, vận động và hành vi…. Những cơn co giật do động kinh gây ra bởi những rối loạn lớn, lặp đi lặp lại của hoạt động não bộ và chúng có thể đột ngột và cấp tính.
2. Trường hợp cảnh báo, dấu hiệu nhận biết một cơn co giật ở người lớn
Dấu hiệu nhận biết:
Trong bệnh động kinh, thường gặp chuỗi sự việc sau:
Đột ngột mất ý thức
Nạn nhân trở nên cứng, ưỡn cong lưng
Hít thở có thể phát ra tiếng ồn và trở nên khó khăn – môi có vẻ xanh xám ( tím tái)
Bắt đầu những động tác co giật
Chảy nước dãi qua miệng và có thể dính máu nếu cắn vào môi hoặc lưỡi
Có thể mất kiểm soát của bàng quang hoặc ruột
Giãn cơ và hít thở trở về bình thường; nạn nhân hồi phục và đáp ứng trở lại, thường trong vài phút. Họ có thể cảm thấy hoảng hốt hoặc hành động kì quặc. Họ có thể không nhân thức được những hành động của mình
Sau một cơn co giật, nạn nhân có thể cảm thấy mệt và đi vào một giấc ngủ sâu
Trường hợp cảnh báo:
Không di chuyển nạn nhân trừ khi họ đang ở trong khu vực nguy hiểm.
Không nhét gì vào miệng hoặc giữ nạn nhân trong cơn co giật.
Gọi 115 để được trợ giúp cấp cứu nếu:
Nạn nhân có những cơn co giật lặp lại hoặc lần đầu họ bị co giật
Nạn nhân không ý thức được bất kì nguyên nhân nào dẫn đến co giật
Cơn co giật kéo dài trên năm phút
Nạn nhân bất tỉnh trên mười phút
Nạn nhân bị tổn thương một phần khác của cơ thể
Các bước sơ cứu co giật ở người lớn
Mục tiêu:
Bảo vệ nạn nhân khỏi chấn thương trong cơn co giật
Chăm sóc nạn nhân khi họ đáp ứng trở lại và thu xếp di chuyển đến bệnh viện nếu cần thiết
4 bước sơ cứu co giật
1. Tạo khoảng trống xung quanh nạn nhân; yêu cầu những người xung quanh rời đi. Cất dọn những vật tiềm tàng nguy hiểm, như nước nóng hay vật nhọn. Ghi lại thời gian cơn co giật bắt đầu.
2. Bảo vệ đầu nạn nhân khỏi những vật gần đó; đặt miếng đệm lót mềm như khăn cuộn ở dưới hoặc xung quang cổ họ nếu có thể. Nới lỏng áo xung quanh cổ nếu cần.
3. Khi các động tác co giật ngừng lại, mở đường thở của nạn nhân và kiểm tra hô hấp. Nếu họ thở, đặt họ ở trong tư thế hồi phục.
4. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn – nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng– tới khi họ hồi phục. Ghi lại khoảng thời gian cơn co giật kéo dài.