Các khóa học đã đăng ký

Sơ cấp cứu đột quỵ ở người cao tuổi như thế nào?

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, và thường không có dấu hiệu báo trước. Đột quỵ giai đoạn sớm thường bắt đầu bởi các triệu chứng như xây xẩm chóng mặt, mặt lệch, tê yếu tay chân thậm chí liệt, đi không vững hay méo miệng, nói khó, nuốt nghẹn, uống sặc, mắt mờ...

 Đột quỵ thường có hai dạng chính là đột quỵ do thiếu máu não (chiếm 80%) và vỡ mạch máu não. Tất cả đều gây tổn thương mạch máu não. Bệnh xuất hiện ở người trẻ và người già, song người cao tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ thuận lợi dẫn đến xuất hiện đột quỵ hơn.

Thời gian vàng để bệnh nhân nhồi máu não được tái thông mạch não bằng thuốc là trong vòng 4,5 giờ kể từ khi khởi phát. Bệnh nhân tắc mạch máu lớn có thể can thiệp trong 6 giờ kể từ khởi phát, nếu để muộn hơn thì nguy cơ di chứng nặng"

Các bước sơ cứu đột quỵ:

Gọi điện thoại cấp cứu 115;

 

Trong thời gian chờ cấp cứu đến cần đưa nạn nhân về tư thế an toàn nhằm phòng tránh bị sặc đường thở

Mặc quần áo rộng, thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh ngừng tim thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực;

Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát biểu hiện đột quỵ bất thường;

Ghi chú lại những loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.

Ngoài đột quỵ, người cao tuổi thường rất dễ gặp phải các tình huống khẩn cấp cần được sơ cấp cứu như: gãy xương, cao huyết áp, hạ đường huyết…Vì vậy việc trang bị kỹ năng sơ cấp cứu cho mỗi thành viên trong gia đình cần được ưu tiên. “Sơ cứu nhanh- giành sự sống” đang là cuốn sách được nhiều gia đình lựa chọn giúp xử lý các tình huống khẩn cấp “ nhanh- chuẩn y khoa”. Cuốn sách là bộ 36 kỹ năng sơ cấp cứu với các video gỉai thích dễ hiểu. Cuốn sách hiện đang có mặt tại các nhà sách Fahasa và website của Tổ chức GDSK Wellbeing: 

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay