Các khóa học đã đăng ký

Chứng chỉ sơ cấp cứu là gì? | Wellbeing

Bài viết được viết bởi Nguyễn Thị Mỹ Hoa | Chuyên viên dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Đào tạo sơ cấp cứu có vai trò vô cùng quan trọng và là một phần trong qui định về chứng chỉ an toàn. Các doanh nghiệp cần tham gia đào tạo tín chỉ để có kĩ năng và kiến thức về an toàn lao động.  Chính vì thế mà các cơ quan, tổ chức,… rất chú trọng huấn luyện, đào tạo sơ cấp cứu cho công nhân viên.

Chứng chỉ an toàn lao động là gì?

Đào tạo tín chỉ an toàn lao động là một trong những loại chứng chỉ cần thiết và bắt buộc trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Chứng chỉ an toàn theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP bao gồm các nội dung chi tiết về luật an toàn, vệ sinh lao động, gồm 6 nhóm theo quy định của Nhà nước.

Mẫu giấy chứng chỉ an toàn lao động là giấy tờ chứng nhận người lao động trong doanh nghiệp đã tham gia và hoàn thiện các khóa đào tạo tín chỉ về an toàn lao động.

  1. Nội dung khóa đào tạo tín chỉ an toàn lao động 6 nhóm

Nội dung học chứng chỉ an toàn lao động nhóm 1:

  • Chính sách & pháp luật về an toàn lao động – vệ sinh lao động;
  • Tổ chức và quản lý thực hiện các quy định về an toàn lao động & vệ sinh lao động;
  • Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình sản xuất và các biện pháp khắc phục, phòng chống;
  • Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa học huấn luyện.

Nội dung học chứng chỉ an toàn lao động nhóm 2

  • Huấn luyện kiến thức chung về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
  • Nghiệp vụ tổ chức công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động ở cơ sở.
  • Tổng quan về các loại thiết bị, máy, các chất phổ biến phát sinh các nguy hiểm, có hại; quy trình thực hiện công việc an toàn.
  • Huấn luyện theo đặc thù riêng của từng ngành nghề theo quy định.
  • Kiểm tra, sát hạch và kết thúc khóa huấn luyện.

Nội dung học chứng chỉ an toàn lao động nhóm 3

  • Chính sách pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động;
  • Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm khắc về an toàn lao động & vệ sinh lao động;
  • Kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động & vệ sinh lao động;
  • Xử lý sự cố sản xuất và sơ cứu tai nạn lao động;
  • Huấn luyện theo đặc thù riêng của công việc hay thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động & vệ sinh lao động;
  • Kiểm tra, sát hạch & kết thúc khóa huấn luyện.

Nội dung khóa học chứng chỉ an toàn nhóm 4

  • Chính sách pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động;
  • Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Nội dung khóa học chứng chỉ an toàn nhóm 5

  • Chính sách & pháp luật về an toàn lao động – vệ sinh lao động;
  • Nghiệp vụ bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn.

Nội dung khóa đào tạo chứng chỉ an toàn nhóm 6

  • Ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh.

Chứng chỉ sơ cấp cứu 

Trong vấn đề về an toàn, vệ sinh lao động thì đào tạo sơ cấp cứu là một phần không thể thiếu và đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt với những ngành nghề lao động chân tay. Theo Luật an toàn lao động, thì việc đào tạo sơ cấp cứu bắt buộc phải có ở tất cả các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, và người sử dụng lao động phải chấp hành nghiêm túc. 

Để làm rõ vai trò của việc đào tạo sơ cấp cứu, Bộ y tế đã ra thông tư 19/2016/TT-BYT về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe của người lao động. Người lao động sẽ được đào tạo sơ cấp cứu, nắm vững kiến thức để sơ cứu kịp thời những trường hợp bị tai nạn.

Đào tạo sơ cấp cứu: chương trình đào tạo tín chỉ  về sơ cứu vết thương và  hỗ trợ cho người bị tai nạn trước khi xe cứu thương tới , thúc đẩy quá trình cấp cứu và quá trình hồi phục được nhanh hơn hoặc có thể cứu sống tính mạng của nạn nhân.

Tại sao cần tham gia khóa học về đào tạo tín chỉ kĩ năng sơ cứu?

Tham gia lớp đào tạo sơ cấp cứu , các học viên được tiếp cận với các kiến thức về y tế rất hữu ích cho công việc hằng ngày và cứu chữa tại chỗ cho gia đình, người thân. Ngoài kiến thức chuyên môn thì trong chương trình đào tạo tín chỉ , học viên sẽ được thực hành thực tế với các giả định tai nạn.

Nội dung của chương trình đào tạo sơ cấp cứu bao gồm:

- Các nguyên lý cơ bản về sơ cứu, cấp cứu tại chỗ

- Băng bó vết thương 

- Kỹ thuật cầm máu tạm thời 

- Kỹ thuật cố định gãy xương tạm thời 

- Kỹ thuật hồi sinh tim phổi (CPR)

- Xử lý bỏng

- Phương pháp vận chuyển nạn nhân an toàn không cáng và có cáng để cấp cứu ban đầu

- Các hình thức cấp cứu: Cấp cứu điện giật, Cấp cứu đuối nước, Cấp cứu tai nạn do hóa chất

- Hướng dẫn chung nội dung và sử dụng túi sơ cứu

- Thực hành chung cho các nội dung

Đây là chương trình đào tạo sơ cấp cứu định kỳ hàng năm theo quy định tại Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Y tế “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động”, nhằm rèn luyện cho người lao động có các kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết.

 

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay