Các khóa học đã đăng ký

Những nguy cơ do tai nạn điện gây ra| Wellbeing

Nguyễn Thị Hiên | Điều phối dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống 

Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing

Hầu hết dòng điện có điện áp thấp và điện áp cao đều là dòng xoay chiều, dòng này làm co thắt cơ (gọi là tetany) và gây ra hiện tượng “bị khóa” – nạn nhân nắm chặt vật truyền điện, không nhả ra được, vì vậy anh ta vẫn bị truyền điện ("sống"). Ngược lại, dòng một chiều có xu hướng chỉ làm co một cơ lớn của cơ thể, làm văng nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Lưu ý rằng dòng điện kiểu này làm nạn nhân bị ném ra xa hoặc ngã, có thể dẫn tới chấn thương và gãy cột sống.

High voltage current (Dòng điện cao áp)

Tiếp xúc với dòng điện cao áp trong đường dây tải điện và dây cáp trên cao thường gây tử vong ngay lập tức. Nạn nhân nếu còn sống sẽ bị bỏng nặng vì nhiệt độ dòng điện có thể lên đến 5000 độ C (9032 độ F). Hơn nữa, cú sốc điện gây co cơ sẽ làm văng nạn nhân ra xa, gây tổn thương thêm.

Điện cao áp có thể phóng xa (“vòng cung”) đến 18 mét (20 yd) từ nguồn điện. Phải cắt và cô lập nguồn điện trước khi tiếp cận nạn nhân. Nạn nhân bị sốc điện kiểu này có thể sẽ không còn đáp ứng. Khi bạn đã xác nhận chắc chắn rằng có thể tiếp cận một cách an toàn thì hãy bắt đầu đánh giá nạn nhân, mở thông đường thở và kiểm tra hô hấp

Cảnh bảo mọi người tránh xa hiện trường. Những người xung quanh nên cách xa vị trí dây cáp bị hỏng và/hoặc cách nạn nhân ít nhất 18m 

Low-voltage current (Dòng điện có điện áp thấp)

Dòng điện nội địa, dùng trong nhà và nơi làm việc có thể gây thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Tai nạn xảy ra thường do công tắc điện hỏng hoặc lỏng, dây điện hở hoặc thiết bị điện bị lỗi. Trẻ nhỏ có nguy cơ bị tai nạn vì bản chất của trẻ thường tò mò, chúng có thể đút ngón tay hoặc các vật khác vào ổ cắm điện trên tường. Nước là một chất dẫn điện rất tốt, do đó nước có thể gây nhiều rủi ro cho cả bạn và nạn nhân. Nếu bạn đang sửa thiết bị điện một cách an toàn mà tay ướt, hoặc bạn đang đứng trên sàn nhà ướt, thì nguy cơ bị điện giật tăng lên nhiều lần.

Các lưu ý khi ngắt dòng điện ra khỏi nạn nhân 

  1. Trước khi bắt đầu xử trí, đầu tiên, hãy quan sát, đừng chạm vào nạn nhân. Nếu nạn nhân vẫn còn tiếp xúc với nguồn điện, thì cô ấy vẫn đang bị "sạc điện sống" và bạn có nguy cơ bị điện giật.

  2. Tắt nguồn điện, nếu có thể, để ngắt điện khỏi nạn nhân. Ngắt điện tại nguồn hoặc vị trí đồng hồ đo điện. Nếu không, hãy rút ổ cắm hoặc giật mạnh dây cáp ra xa.

  3. Ngoài ra, hãy dịch chuyển nguồn điện ra xa cả bạn và nạn nhân. Bạn nên đứng trên một số vật cách điện khô như hộp gỗ, chiếu nhựa hoặc quyển danh bạ điện thoại. Sử dụng gậy gỗ hoặc chổi đẩy tay hoặc chân nạn nhân ra khỏi nguồn điện hoặc đẩy nguồn điện ra xa.

  4. Nếu không thể ngắt điện khỏi nạn nhân bằng vật gỗ, hãy vòng một sợi dây thừng quanh mắt cá chân hoặc dưới cánh tay nạn nhân, thật cẩn thận không chạm vào cô ấy và kéo cô ấy ra xa nguồn điện.

  5. Khi bạn đã chắc chắn rằng nạn nhân không còn tiếp xúc với điện, hãy thực hiện đánh giá thì đầu  và xử trí tổn thương theo thứ tự ưu tiên. Gọi 115 để được trợ giúp khẩn cấp

Sét (Lightning)

miêu tả tia sét

Sét là loại dòng điện tự nhiên phóng ra trong không khí, sét tạo nên một tia sáng và tỏa nhiệt rất mạnh. Sét phóng xuống đất qua một vật cao gần nhất trên mặt đất và đôi khi, phóng qua bất kỳ ai đứng gần đó. Tuy nhiên, vì khoảng thời gian sét đánh ngắn nên sét thường không gây tổn thương do nhiệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, sét lại gây cháy quần áo, làm nạn nhân ngã xuống đất hoặc gây ngừng tim và ngừng thở. Phải thực hiện hồi sức tim phổi/CPR ngay lập tức. Luôn nhắc mọi người tránh xa vị trí sét đánh bởi vì trái với niềm tin của hầu hết người dân, sét vẫn có thể đánh trúng cùng một vị trí.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

Những nguy cơ do tai nạn điện gây ra ( Phần 1)


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay