Các khóa học đã đăng ký

NGÁP ĐẾN CHẤN THƯƠNG HÀM: CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA! | WELLBEING

Trịnh Hương Ly – Chuyên gia tập huấn Sơ cấp cứu

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Chấn thương hàm cũng như chấn thương mặt, gây nhiều đau đớn và bất tiện cho nạn nhân. Có nhiều nguyên nhân có thể gây chấn thương hàm, và tỷ lệ chấn thương hàm mặt so với các loại chấn thương khác cũng là khá lớn.

wellbeing-chan-thuong-ham

Chấn thương hàm - gãy xương hàm thường là kết quả của lực tác động trực tiếp đến khu vực này, ví dụ như một lực mạnh tác động trực tiếp vào cằm. Ở một vài trường hợp, lực tác động trực tiếp lại gây ra tổn thương gãy xương ở bên còn lại của mặt. Ngã tiếp xúc vùng cằm có thể gãy xương hàm ở cả hai bên. Hàm dưới có thể bị chấn thương hoặc đôi khi bị trật do ngáp. Ở chấn thương hàm nghiêm trọng, với gãy xương hàm nhiều đoạn, có thể điều trị như chấn thương mặt.

Nguyên nhân gây chấn thương hàm

Xương hàm kéo dài từ cằm đến sau tai. Chấn thương mặt là nguyên nhân chính của trật hoặc gãy xương hàm. Các loại chấn thương phổ biến có thể gây gãy xương hoặc trật khớp xương hàm là:

  • Lực tác động trực tiếp vào mặt

  • Các chấn thương trong thể thao

  • Tai nạn giao thông

  • Ngã

  • Tai nạn lao động

  • Ngáp (có thể gây trật xương hàm)

Nạn nhân gãy xương hàm có những dấu hiệu gì?

  • Khó nói, khó nuốt và khó cử động hàm.

  • Đau và nôn khi cử động hàm.

  • Biến dạng hoặc gãy răng và chảy máu từ miệng.

  • Sưng nề hoặc bầm tím ở trong và ngoài miệng.

Đau, sưng và chảy máu là những triệu chứng ngay lập tức có thể thấy được khi bị gãy xương hàm. Toàn bộ khuôn mặt của nạn nhân có thể sưng lên, làm cho hàm đau và cứng. Miệng nạn nhân có thể chảy máu và trong một số trường hợp gây khó thở. Nạn nhân sẽ cảm thấy đau khi nhai hoặc nói. Nếu nạn nhân bị gãy xương hàm nghiêm trọng, nạn nhân có thể bị hạn chế khả năng di chuyển hàm hoặc không thể di chuyển hàm.

Tê và bầm tím ở mặt và nướu cũng là bình thường nếu như nạn nhân bị chấn thương hàm. Gãy xương hàm có thể làm biến dạng khuôn mặt của nạn nhân. Chấn thương hàm cũng có thể khiến nạn nhân bị gãy răng.

Nạn nhân bị trật xương hàm có dấu hiệu gì?

wellbeing-chan-thuong-ham

Một nạn nhân bị trật xương hàm có thể có các dấu hiệu khác với nạn nhân bị gãy xương hàm. Nạn nhân sẽ cảm thấy đau và có thể đau hơn khi cố gắng di chuyển. Ngoài ra, có thể có một số dấu hiệu khác:

  • Hàm của nạn nhân có thể há to quá mức

  • Răng hai hàm không thẳng hoặc không xếp như bình thường, vết cắn cũng bất thường.

  • Nạn nhân có thể không ngậm được miệng hoàn toàn và chảy nước dãi.

  • Có thể gặp khó khăn khi nói

Cần làm gì khi nạn nhân bị gãy xương hàm?

  • Nếu tổn thương không quá nghiêm trọng, giúp bệnh nhân ngồi xuống với tư thế phù hợp sao cho dịch chảy hết từ miệng của bệnh nhân. Khuyến khích bệnh nhân nhổ răng gẫy và giữ răng để gửi đến bệnh viện.

  • Gọi cấp cứu 115 ngay lập tức

  • Nếu cá nhân không thở, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo ngay lập tức (thổi vào mũi thay vì miệng để tránh gây tổn thương thêm).

  • Chườm một túi nước đá được bọc trong vải trên khu vực bị thương.

  • Hỗ trợ hàm bằng cách buộc chắc một chiếc khăn tay hoặc vải quanh đầu và bên dưới hàm (giống như một cái móc), để hàm được giữ đúng vị trí. 

wellbeing-chan-thuong-ham

  • Đảm bảo rằng khăn tay không được buộc quá chặt. Nếu cần thiết, sử dụng một bàn tay để nhẹ nhàng hỗ trợ hàm.

  • KHÔNG cố gắng chỉnh lại hàm hoặc sửa theo bất kỳ cách nào

  • Trong trường hợp nạn nhân muốn nôn, hãy tháo mảnh vải đỡ.

  • Trong trường hợp bất kỳ răng nào bị vỡ hoặc gẫy, hãy lấy chúng ra, làm sạch bằng sữa hoặc nước và đặt chúng vào sữa / nước lạnh (hoặc thậm chí trong nước bọt). Mang những thứ này đến cơ sở y tế.

  • Bất động đầu bằng cách hạn chế chuyển động

Ngăn ngừa chấn thương hàm

Bạn có thể ngăn ngừa các chấn thương hàm bằng cách hạn chế các trường hợp gây chấn thương mặt. Cụ thể:

  • Đội mũ bảo hiểm hoặc đồ bảo vệ miệng khi chơi các môn thể thao để bảo vệ răng, hàm ,môi, má và lưỡi.

  • Nếu trong gia đình có con nhỏ và di chuyển bằng ô tô, đảm bảo an toàn bằng cách sử dụng ghế an toàn cho trẻ em. Luôn thắt dây an toàn khi đi xe.

  • Sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, trượt ván hoặc trượt patin.

  • Có các biện pháp đề phòng rơi ngã, đặc biệt khi trong nhà có trẻ nhỏ và người già.

  • Có thể đặt phím tắt cho số khẩn cấp. Tốt nhất, hãy chắc chắn rằng bản thân bạn và những người chăm sóc gia đình biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay