Các khóa học đã đăng ký

MỘT SỐ ĐIỀU CƠ BẢN VỀ VIRUS (PHẦN 2) | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Virus là một trong những sinh vật nhỏ nhất, cấu tạo đơn giản nhất. Chúng chỉ là một đại phân tử nucleoprotein mang đặc tính di truyền cơ bản của sinh vật. Virus còn không có cấu tạo tế bào, không có quá trình trao đổi và không tự sinh sản được. Nhà khoa học đầu tiên mô tả về virus là D. I. Ivanovskiy vào năm 1982 khi ông mô tả về một dạng mầm bệnh không thuộc vi khuẩn mà lây nhiễm vào cây thuốc lá. Cho đến nay đã có khoảng 5.000 loại virus được miêu tả chi tiết, mặc dù vẫn còn hàng triệu dạng virus khác nhau.

1. Hậu quả của việc nhân lên của virus.

/var/folders/cb/8fqyj0p929b6gjgt5l8n2y740000gn/T/com.microsoft.Word/WebArchiveCopyPasteTempFiles/nhung-dieu-can-ban-nhat-ve-virus-wellbeing_4_080474854a1f43869c1ee0de1634124e_grande.png

Khi virus xâm nhập và nhân lên trong các tế bào để tạo ra các thế hệ virus mới thì có thể nhiều hậu quả khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất sinh học của tế bào và virus.

  • Tế bào bị huỷ hoại.

Sau khi xâm nhập và nhân lên trong tế bào thì hầu các tế bào sẽ bị phá huỷ vì lý do các hoạt động bình thường của tế bào bị ức chế, các chất cần thiết cho tế bào không được tổng hợp mà chỉ tổng hợp ra hạt virus mới.

Một số trường hợp, tế bào nhiễm virus sẽ bị biến dạng, dính lại với nhau.

  • Tế bào bị tổn thương nhiễm sắc thể (vật chất di truyền)

Virus có thể làm cho nhiễm sắc thể của tế bào chủ bị gãy, bị biến dạng, hay bị đảo lộn trật tự vật chất di truyền… do tác động vào quá trình nhân lên của tế bào.

Điều này có thể gây ra các hậu quả như:

- Dị tật bẩm sinh, thai chết lưu.

- Tế bào tăng sinh vô hạn tạo khối u.

- Tạo ra các hạt virus không hoàn chỉnh…

2. Di truyền và đột biến của virus.

/var/folders/cb/8fqyj0p929b6gjgt5l8n2y740000gn/T/com.microsoft.Word/WebArchiveCopyPasteTempFiles/nhung-dieu-can-ban-nhat-ve-virus-wellbeing_5_1a93be25af044c978f036afead3ece20_grande.jpeg

Virus cũng có đặc tính di truyền và biến dị như các sinh vật khác.

Sau nhiều lần nhân lên và được chọn lọc tự nhiên, một chủng virus có thể các hướng phát triển như sau:

  • Chủng virus có thể được giảm dần hoặc mất hẳn độc lực, tạo ra một chủng mới, bền vững về mặt di truyền. Các chủng này không độc, không gây bệnh cho con người mà vẫn có tính gây miễn dịch cao được dùng làm vaccine phòng bệnh.

  • Một số chủng virus khác lại có thể tăng độc tính và gây ra những hậu quả nặng nề hơn với tế bào.

  • Một số chủng virus khác có khả năng thay đổi tính kháng nguyên, tạo ra các chủng virus mới.

3. Dịch tễ học.

Hiện nay, có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu về sự lây truyền và kiểm soát bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở con người. Có hai phương thức lây truyền của virus: Theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang. ( Lây từ mẹ sang con là một ví dụ theo chiều dọc, còn theo chiều ngang ví dụ như từ người này sang người khác).

Truyền bệnh theo chiều ngang là cơ chế lây lan virus phổ biến nhất trong quần thể. Sự lây bệnh có thể xảy ra khi: Chất dịch cơ thể được trao đổi trong hoạt động tình dục, máu được trao đổi do truyền máu bị nhiễm bệnh hoặc dùng chung kim tiêm; trao đổi nước bọt qua đường miệng; thực phẩm và nước bị nhiễm bẩn đi quả đường tiêu hoá, nhiễm phải các giọt bắn hô hấp có virion và các vector côn trùng.

Những hiểu biết về dịch tễ học được ứng dụng để phá vỡ chuỗi lây nhiễm trong các quẩn thể đang có sự lưu hành của virion. Việc tìm ra nguồn bệnh của sự bùng phát dịch và việc xác định chủng loại virus là rất quan trọng. Thông thường, những người nhiễm bệnh được cô lập với cộng đồng và những người đã tiếp xúc với virus cũng sẽ bị đặt trong tình trạng này.

4. Sức đề kháng của virus.

  • Virus dễ bị huỷ ở nhiệt độ 50-60 độ C trong vòng 30 phút.

  • Thời gian tồn tại ngoài môi trường khác nhau tuỳ thuộc vào chủng virus, môi trường và bề mặt virus bám phải.

  • Kháng sinh không có tác dụng ức chế hoặc diệt virus.

  • Tia bức xạ, tia cực tìm có thể phá huỷ ADN hoặc ARN của virus.

  • Bền vững ở pH từ 5 đến 9.

Một nghiên cứu năm 2006 cho kết quả: Hầu hết các vi-rút từ đường hô hấp như corona- , coxsackie- , virus cúm , SARS hoặc virus tê giác có thể tồn tại trên bề mặt trong vài ngày. Virus từ đường tiêu hóa, chẳng hạn như virus astro , HAV , virus bại liệt và rota tồn tại trong khoảng 2 tháng. Các loại virus truyền qua đường máu, như HBV hoặc HIV, có thể tồn tại hơn một tuần. Các loại virus herpes như CMV hoặc HSV loại 1 và 2 đã được chứng minh là tồn tại chỉ sau vài giờ cho đến 7 ngày (Axel Kramer , Ingeborg Schwebke và Günter Kampf  2006)

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm: 

Một số điều cơ bản về VIRUS (phần 1) 

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay