Các khóa học đã đăng ký

MỘT SỐ ĐIỀU CƠ BẢN VỀ VIRUS (PHẦN 1) |WELLBEING

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Cả thế giời đang cùng nhau chiến đấu với đại dịch viêm phổi cấp với tác nhân là Virus Corona chủng 2019-nCoV. Vậy thực sự chúng ta đã hiểu virus là gì? Chúng có đặc tính ra sao? Làm sao để có thể phòng bệnh gây lên từ virus một cách hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có những góc nhìn tổng quan nhất về virus.

/var/folders/cb/8fqyj0p929b6gjgt5l8n2y740000gn/T/com.microsoft.Word/WebArchiveCopyPasteTempFiles/virut_h1__1__289a5d18e30943b6ba43331ed5f4d33c_grande.jpg

1. Đặc điểm cơ bản của virus

  • Virus rất nhỏ bé, kích thước mỗi “con” chỉ trong khoảng từ 20 nm đến 200 nm (chúng nhỏ hơn vi khuẩn đến hàng ngàn lần).

  • Không có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh, chúng chỉ là vật chất di truyền đơn lẻ - Có thể là ADN hoặc ARN.

  • Có đời sống ký sinh bắt buộc. Phụ thuộc hoàn toàn vào vật chủ.

  • Vì phụ thuộc vào vật chủ nên không tự di chuyển được, không có khả năng tự phân chia và tự phát triển, không thể tăng kích thước. Và quan trọng nhất, chúng bị bất hoạt hoàn toàn khi ở ngoài vật chủ.

2. Đặc điểm đời sống của virus.

  • Ký sinh bắt buộc trong tế bào sống.

Virus không có cấu tạo tế bào. Chính vì thế chúng không thể tự trao đổi chất, không tự sinh sản được. Có một số nhà khoa học gọi chúng là những cấu trúc hữu cơ tương tác với những sinh vật sống, bởi vì chúng giống với những cơ thể sống ở chỗ chúng mang những gen và tiến hoá nhờ quá trinh chọn lọc tự nhiên và có thể sinh sản bằng cách tạo ra rất nhiều bản sao của chính chúng bằng cách tự lắp ráp.

  • Cấu trúc của virus.

Virus rất đa dạng về kích thước và hình dáng. Nhìn chung virus có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn. Hầu hết được các chủng virus được nghiên cứu có kích thước từ 20 đến 300 nanomet. Đa phần các virus đều có thể quan sát được bằng kính hiển vi quang học.

Một phần tử hay một hạt virus hoàn chỉnh được gọi là virion. Nó bao gồm acid nucleic được bao bọc bởi một lớp vỏ protein bảo vệ gọi là capsid. Lớp vỏ này được cấu tạo thành từ những tiểu đơn vị protein giống hệt nhau. Ngoài ra chúng có một lớp vỏ bọc bằng lipid có xuất xứ từ màng tế bào vật chủ. Chiếc vỏ capsid được tạo ra từ protein được dịch ra bởi bộ gen của virus nên đây là cơ sở để phân biệt chúng về mặt hình thái học. Có 4 loại virus chính: hình xoắn ốc, khối hai mươi mặt đều nhau, hình kéo dài và hình thái phức tạp.

  • Sự nhân lên của virus

Virus không thể tự phân chia. Thay vào đó, chúng sử dụng bộ máy và hệ trao đổi chất của tế bào vật chủ để tạo ra rất nhiều bản sao của chính chúng, sau đó tự lắp gắp ở ngay bên trong tế bào vật chủ. Nhìn chung, một vòng đời của virus có 6 giai đoạn cơ bản sau:Hấp thụ: Đây là sự kết hợp đặc hiệu giữ protein của vỏ capsid với thụ thể trên tế bào vật chủ. Do đó mỗi loại virus chỉ hấp thụ vào 1 loại tế bào nhất định (Ví dụ virus HIV chỉ xâm nhập vào tế bào miễn dịch CD4). Kết quả của sự hấp thụ này là virus sẽ bám dính được lên màng tế bào đích.

- Xâm nhập: Có 2 loại xâm nhập chính. Một số loại virus sẽ xâm nhập vào tế bào bằng cách hợp nhất lớp vỏ capsid của chúng với màng tế bào. Phần lớn virus lại chỉ “bơm” bộ gen của chúng vào tế bào, xuyên qua thành tế bào còn lớp vỏ capsid bị giữ lại bên ngoài.

- Lột vỏ: Là quá trình vỏ capsid của virus bị loại bỏ. Kết quả cuối cùng là vật chất di truyền – bộ gen của virus xâm nhập được vào trong tế bào vật chủ.

- Sự nhân lên vật chất di truyền của virus trong tế bào vật chủ: Đây chính là sự nguy hiểm của virus. Vật chất di truyền của virus truyền đạt thông tin di truyền cho tế bào vật chủ, từ đó tế bào vật chủ chuyển hướng hoạt động của bộ máy chuyển hoá để sản xuất những thành phần của virus. Điều đặc biệt, lúc này virus không tồn tại dạng đầy đủ - virion nên không phát hiện được hạt virus – dạng tiềm ẩn của virus.

- Giai đoạn lắp ráp các thành phần virus: Sau khi điều chỉnh “bộ não” của tế bào vật chủ sản xuất các thành phần của virus, chúng sẽ tự tìm đến nhau tạo ra các virus hoàn chỉnh, có khả năng lây nhiễm, đó là các virion.

- Giai đoạn thoát ra khỏi tế bào vật chủ: Đây là quá trình được gọi là “tiêu bào”. Đây là một trong những đặc tính của virus. Khi chúng đã sản sinh đủ một số lượng nào đó, chúng tiến tới màng tế bào vật chủ và thoát ra ngoài bằng cách “nảy chồi” ra ngoài hoặc thoát ra ồ ạt phá vỡ làm huỷ hoại tế bào. Chính vì thế khi virus càng nhiều thì hầu hết các tế bào vật chủ càng ít đi theo cấp số nhân.

Còn tiết...

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

Một số điều cơ bản về VIRUS (phần 2)


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay