Các khóa học đã đăng ký

Làm thế nào để nhận biết mắc bệnh tăng động giảm chú ý? | Wellbeing

Bài viết được dịch và tổng hợp bởi Nguyễn Tú Anh | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Rối loạn tăng động giảm chú ý (viết tắt ADHD) là chứng rối loạn tâm thần thường được thấy ở trẻ em, thanh thiếu niên và có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ mắc phải nhất. Trẻ em bị ADHD có thể hiếu động và không thể kiểm soát các hành động của mình. Hoặc họ có thể gặp khó khăn trong việc chú ý. Những hành vi này ảnh hướng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ.

Biểu hiện của tăng động giảm chú ý

Tỉ lệ mắc ADHD thường phổ biến ở con trai hơn con gái. Nó thường được phát hiện trong những năm tháng đầu khi trẻ bắt đầu đi học, khi đó người lớn có thể dễ dàng nhận ra vấn đề chú ý ở trẻ.

Đối với người lớn bị ADHD, biểu hiện thường thấy là họ có thể gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian, tổ chức, đặt mục tiêu và duy trì công việc. Họ cũng có thể có vấn đề với các mối quan hệ, lòng tự trọng và nghiện chất.

Dấu hiệu nhận biết tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Trẻ bị tăng động giảm chú ý chia làm 3 nhóm:

1. Thiếu chú ý

  • Dễ bị phân tâm

  • Không theo chỉ dẫn hoặc hoàn thành nhiệm vụ

  • Có vẻ như không lắng nghe mọi thứ xung quanh

  • Không chú ý và thường mắc lỗi bất cẩn

  • Quên về các hoạt động hàng ngày

  • Có vấn đề tổ chức công việc hàng ngày

  • Không thích làm những việc đòi hỏi phải ngồi yên

  • Thường mất đồ

  • Có xu hướng mơ mộng

2. Tăng động

  • Thường vặn vẹo, động đậy hoặc nhún nhảy khi ngồi

  • Không ngồi yên

  • Gặp khó khăn khi chơi trong không gian yên tĩnh

  • Luôn luôn di chuyển, chẳng hạn như chạy hoặc leo trèo trên mọi thứ (ở thanh thiếu niên và người lớn, điều này thường được mô tả là bồn chồn)

  • Nói phóng đại mọi thứ

  • Luôn luôn nghĩ rằng những người đi trên đường đang được điều khiển bởi một động cơ

3. Tính bốc đồng

  • Cảm thấy khó chịu, bứt rứt khi phải chờ đợi đến lượt của mình

  • Trả lời vòng vo không đúng trọng tâm hoặc lơ các câu trả lời

  • Làm gián đoạn, ngắt lời, chen ngang vào hoạt động của người khác

Dấu hiệu nhận biết tăng động giảm chú ý ở người lớn

Ở người lớn bị ADHD thường sẽ thay đổi khi tuổi càng cao, tuy nhiên họ thường có những triệu chứng như sau:

  • Luôn luôn chậm trễ và hay quên

  • Luôn thường thực những lỗi lo

  • Lòng tự trọng thấp

  • Luôn thấy các vấn đề trong công việc

  • Khó kiểm soát cơn giận

  • Tính bốc đồng

  • Lạm dụng hoặc nghiện chất

  • Không có tổ chức

  • Luôn có xu hướng trì hoãn mọi việc

  • Dễ nản lòng

  • Cảm thấy buồn chán mọi thứ

  • Khó tập trung khi đọc

  • Tâm trạng lâng lâng

  • Phiền muộn

  • Thường gặp vấn đề trong các mối quan hệ

Nguyên nhân của tăng động giảm chú ý (ADHD)

Không có những nguyên nhân cụ thể dẫn đến ADHD. Các nhà nghiên cứu cho biết một số tác nhân có thể dẫn đến nó, bao gồm:

Di truyền: ADHD có xu hướng chạy trong các gia đình.

Mất cân bằng hóa học: Hóa chất não ở những người bị ADHD có thể mất cân bằng.

Não thay đổi: Các khu vực của não kiểm soát sự chú ý ít hoạt động ở trẻ bị ADHD.

Dinh dưỡng kém, nhiễm trùng, hút thuốc, uống rượu và lạm dụng chất trong khi mang thai. Những điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé.

Các độc tố, chẳng hạn như chì. Chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.

Gặp chấn thương não hoặc rối loạn não: Tổn thương ở phía trước não, được gọi là thùy trán có thể gây ra vấn đề với việc kiểm soát các xung và cảm xúc.

Ở các nghiên cứu cũng chỉ ra ăn nhiều đường không phải nguyên nhân gây ra ADHD. Và việc xem quá nhiều TV, cuộc sống gia đình nghèo nàn, môi trường học tập kém hoặc dị ứng thực phẩm cũng không phải nguyên nhân dẫn đến tăng động giảm chú ý.

ADHD không thể được ngăn chặn hoặc chữa khỏi. Nhưng phát hiện sớm, cộng với việc có một kế hoạch điều trị và giáo dục tốt, có thể giúp trẻ em hoặc người lớn mắc ADHD kiểm soát các triệu chứng của họ.

Làm thế nào để điều trị ADHD?

Nhiều triệu chứng của ADHD có thể được kiểm soát bằng thuốc và các liệu pháp.

Thuốc được sử dụng là một chất kích thích giúp kiểm soát hành vi hiếu động và bốc đồng và tăng khoảng chú ý. Mỗi một bệnh nhân cần đến khám tại các bệnh viện tâm thần để được kê toa thuốc phù hợp với độ tuổi, triệu chứng và thể trạng. Đối với trẻ dưới 6 tuổi có thể không cần phải điều trị bằng thuốc có kích thích và kèm chế độ ăn bổ sung omega 3.

Trị liệu: Đây là phương pháp điều trị tập trung vào việc thay đổi hành vi.

  • Học tại cơ sở giáo dục đặc biệt: Bên cạnh học tại trường bình thường, những đứa trẻ mắc ADHD nên học thêm tại các cơ sở giáo dục đặc biệt để giúp chúng có cấu trúc và một thói quen sinh hoạt và hoạt động ổn định.

  • Dạy chúng thay đổi hành vi để thay thế những hành vi xấu bằng những hành vi tốt.

  • Tâm lý trị liệu (tư vấn) có thể giúp người bị ADHD học cách xử lý cảm xúc tốt hơn và khiểm soát trạng thái xuống tinh thần của họ. Nó cũng có thể giúp cải thiện không nhạy cảm quá về lòng tự trọng của họ. Tham vấn tâm lý cũng có thể giúp các thành viên gia đình hiểu rõ hơn về trẻ em hoặc người lớn bị ADHD.

  • Đào tạo kỹ năng xã hội có thể dạy các hành vi, chẳng hạn như cách thay đổi và chia sẻ.

  • Can thiệp bằng thiết bị y tế: Đây là một phương pháp mới được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ) phê duyệt gần đây. Hệ thống kích thích dây thần kinh sinh ba bên ngoài (eTNS) của Monarch có kích thước bằng điện thoại di động. Nó được gắn vào các điện cực trên một miếng dãn được đặt trên trán của bệnh nhân. Các xung động ở mức độ thấp sau đó được truyền đến một phần của bộ não được cho là nơi gây ra ADHD. Thiết bị này thường được đeo vào ban đêm và chỉ được sử dụng cho trẻ em từ 7 đến 12 tuổi không dùng thuốc ADHD.

  • Các nhóm hỗ trợ của những người có vấn đề và nhu cầu tương tự có thể giúp chấp nhận và hỗ trợ. Các nhóm cũng có thể giúp người bệnh tìm hiểu thêm về chính căn bệnh và vấn đề của mình. Các nhóm này rất hữu ích cho người lớn bị ADHD hoặc cha mẹ của trẻ bị ADHD.

Những người mắc ADHD có tương lai hay không?

Nhiều người mắc ADHD sống thành công, hạnh phúc, sống trọn vẹn. Điều quan trọng là phải chú ý đến các triệu chứng và đi khám bác sĩ thường xuyên. Đôi khi, thuốc và phương pháp điều trị đã từng có hiệu quả lại không có tác dụng nữa. Vì vậy, người bệnh có thể cần phải thay đổi kế hoạch điều trị. Đối với nhiều người, các triệu chứng của ADHD có sự giảm đi ở tuổi trưởng thành sớm, và một số có thể ngừng điều trị.

Theo WebMD Medical Reference Reviewed by Smitha Bhandari, MD on October 22, 2019

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đâya


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay