Các khóa học đã đăng ký

KHI NÀO BẠN ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH| Wellbeing

Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường âm thầm và bị nhầm lẫn với những bệnh đường hô hấp khác. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những tiêu chí để chẩn đoán về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

chan-doan-COPD-Wellbeing

1. Triệu chứng của bệnh COPD.

  • Ho, khạc đờm mãn tính: Ho khạc 3 tháng trong 1 năm và liên tiếp trong vòng 2 năm trở lên.

  • Khó thở: Có tính chất tiến triển (nặng hơn theo thời gian) và liên tục (xuất hiện tất cả trong ngày) theo bệnh nhân mô tả phải gắng sức để thở, thở nặng, cảm giác thiếu không khí, hoặc thở hổn hển. Khó thở tăng lên khi gắng sức, khi có nhiễm trùng đường hô hấp.

  • Một số triệu chứng ở lồng ngực: Lồng ngực hình thùng, có thể nghe thấy tiếng ran...

2. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Theo khuyến cáo của hội Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD 2011): Gợi ý chẩn đoán COPD ở bất kỳ bệnh nhân nào trên 40 tuổi có ít nhất một trong các chỉ điểm sau:

  • Khó thở với đặc điểm:

    • Tiến triển (nặng dần theo thời gian).

    • Khó thở tăng lên khi vận động.

    • Liên tục (xuất hiện hàng ngày).

    • Được bệnh nhân mô tả “phải gắng sức để thở”, “thở nặng”, “thiếu không khí” hoặc “thở hổn hển”.

  • Ho mạn tính: Có thể gián đoạn và có thể ho khan.

  • Khạc đờm mạn tính: Bất cứ bệnh nhân nào có khạc đờm mạn tính đều có thể chỉ điểm COPD.

  • Tiền sử: Tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đặc biệt là khói thuốc lá, bụi và hóa chất công nghiệp, khói bếp, khói Diesel, bụi bông.

Để khẳng định chẩn đoán phải dựa vào kết quả đo chức năng thông khí  bằng phế dung kế thấy có tắc nghẽn lưu lượng thở hồi phục không hoàn toàn.

3. Phân loại giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Theo GOLD 2011, COPD được chia làm 4 nhóm:

  • Bệnh nhân thuộc nhóm(A) Nguy cơ thấp, ít triệu chứng:

Mức độ tắc nghẽn đường thở nhẹ, trung bình và /hoặc có 0 - 1 đợt cấp trong năm và khó thở giai đoạn 0 hoặc 1 (theo phân loại mMRC) hoặc chỉ số CAT<10.

  • Bệnh nhân thuộc nhóm(B) Nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng:

Mức độ tắc nghẽn đường thở nhẹ, trung bình và /hoặc có 0 - 1 đợt cấp trong năm và mức độ khó thở từ giai đoạn 2 trở lên(theo phân loại mMRC) hoặc chỉ số CAT≥10.

  • Bệnh nhân thuộc nhóm(C) Nguy cơ cao, ít triệu chứng:

Mức độ tắc nghẽn đường thở nặng, rất nặng và /hoặc có 2 đợt cấp trong năm và mức độ khó thở từ giai đoạn 1(theo phân loai mMRC) hoặc chỉ số CAT<10.

  • Bệnh nhân thuộc nhóm(D) Nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng:

Mức độ tắc nghẽn đường thở nặng, rất nặng và /hoặc có 2 đợt cấp trong năm và có mức độ khó thở từ giai đoạn 2 trở lên(theo phân loại mMRC) hoặc chỉ số CAT ≥10.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay