Các khóa học đã đăng ký

Hộp sơ cứu gồm những gì (Phần 2)| Wellbeing

Bài viết được viết bởi Phạm Hải Anh | Chuyên viên tập huấn, dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

do-dung-so-cuu-wellbeing-10

Một hộp sơ cứu chuẩn gồm những gì? Cùng tìm hiểu tiếp qua bài viết dưới đây.

III. BĂNG

1. Băng cuộn

do-dung-so-cuu-wellbeing-15

Các vật này được dùng để nâng đỡ khớp tổn thương, cố định gạc vào vị trí, duy trì áp lực lên vết thương và giảm phù nề.

  • Băng cuộn 

  • Băng cuộn dệt thoáng

  • Băng cuộn nâng đỡ

  • Băng cuộn tự dính

  • Băng tam giác được gấp lại

  • Băng gạc ống và khung

2. Băng tam giác

do-dung-so-cuu-wellbeing-14

Sản xuất từ vải, các đồ sơ cứu này có thể dùng ở dạng gấp hoặc băng cuộn hoặc dạng vòng đeo cổ. Nếu chúng vô khuẩn và được bọc trong các túi khác nhau, chúng có thể được sử dụng như gạc phủ cho các vết thương lớn và vết bỏng.

3. Băng hình ống

Băng gạc hình ống được sử dụng để cố định gạc trên các ngón tay và ngón chân và được cuốn bên ngoài một khung đặc biệt. Các băng cuộn hình ống có thể co dãn đôi khi được dùng để hỗ trợ các khớp bị tổn thương như khớp gối hoặc khớp khuỷu tay.

IV. VẬT DỤNG BẢO VỆ

1. Găng tay dùng một lần

Đeo găng tay, nếu có thể, mỗi khi bạn băng vết thương hoặc khi bạn tiếp xúc với dịch cơ thể hoặc các chất thải khác. Hãy sử dụng găng tay không chứa mủ cao su do một số người bị dị ứng với mủ cao su.

2. Bảo vệ khỏi nhiễm trùng

Bạn có thể sử dụng một tấm chắn bảo vệ mặt bằng nhựa hoặc mask bỏ túi để bảo vệ bạn và nạn nhân khỏi nhiễm trùng chéo khi hô hấp nhân tạo.

 

do-dung-so-cuu-wellbeing-12

“Face shield” – Tấm chắn bảo vệ mặt

do-dung-so-cuu-wellbeing-13

“Pocket mask” – mask bỏ túi

V. VẬT DỤNG BỔ SUNG

1. Miếng khăn ướt

Các miếng khăn ướt không cồn được sử dụng để làm sạch vùng da xung quanh vết thương.

2. Miếng gạc

Sử dụng các miếng gạc này để băng phủ, để đệm, hoặc dùng tương tự bông để làm sạch xung quanh vết thương.

3. Băng dính

Sử dụng băng dính để cố định băng gạc hoặc đầu tự do của băng cuộn. Nếu nạn nhân bị dị ứng với chất keo dùng trong băng dính, sử dụng loại băng ít dị ứng.

4. Kéo cắt, kéo xén và kẹp nhíp

Chọn vật dụng tốt nhất là đầu tù để chúng không gây tổn thương. Dùng kéo xén để cắt quần áo.

5. Kim băng và kẹp

Dùng các vật này để cố định đầu cuối của băng cuộn.

6. Vật dụng bổ sung hữu ích

Màng bọc thực phẩm hoặc túi nhựa sạch có thể được dùng để che phủ vết bỏng khô hoặc bỏng chất lỏng. Giữ một chai gel cồn để sát trùng tay khi không có sẵn nước.

Cho sử dụng ngoài trời

Một tấm chăn có thể bảo vệ nạn nhân khỏi lạnh. Túi cứu hộ rất gọn và có thể giữ một người ấm và khô ráo trong tình huống cấp cứu. Một cây đèn pin hỗ trợ tầm nhìn, và một chiếc còi có thể sử dụng để tìm kiếm sự giúp đỡ.

VI. VẬT DỤNG CƠ BẢN CHO MỘT BỘ SƠ CỨU

  • Hộp kín nước dễ nhận diện

  • 20 băng gạc có keo dính (băng cá nhân) với nhiều cỡ kết hợp

  • Sáu tấm gạc vô khuẩn cỡ vừa

  • Hai tấm gạc vô khuẩn cỡ lớn

  • Một băng che mắt vô khuẩn

  • Sáu băng tam giác

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay