Các khóa học đã đăng ký

Cơ thể người có tất cả bao nhiêu hormone? | Wellbeing

Bài viết được viết bởi Nguyễn Tú Anh | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Hormone (nội tiết tố) là chất hoá học do một nhóm tế bào hoặc tuyến nội tiết bài tiết vào máu, rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc mô khác trong cơ thể và có tác dụng sinh lý tại đó. Hay hiểu đơn giản hormone là những chất được tiết vào trong máu và được máu đưa đến các cơ quan đích.

Cơ quan nào trong cơ thể sản xuất ra hormone?

Trong cơ thể có nhiều tuyến nội tiết sản sinh ra hormone, ở mỗi tuyến này có chức năng riêng và quan hệ mật thiết với nhau. Các vùng sản sinh ra hormon bao gồm các vùng não hypothalamus, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận vỏ, tuyến thượng thận tủy, tuyến sinh dục,…

Những hormone quan trọng cần biết

Hormon Vasopressin: còn được gọi là hormone chống lợi tiểu (ADH), là loại hormone giúp duy trì huyết áp và cân bằng lượng nước cũng như chất điện giải trong cơ thể.

Hormon tăng trưởng GH (growth hormone) là loại hormone kích thích tăng trưởng, sinh sản tế bào giúp thúc đẩy sự phát triển của các cơ và hệ xương.

Thyroxin: Là hormon điều hòa tốc độ phản ứng của tế bào và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Thiếu thyroxin có thể dẫn tới viêm não và thể chất kém phát triển, gây ra chứng đần độn.

Glycagon: Là hormon có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu.

Insulin: Là hormon được sản sinh bởi tuyến tuỵ có nhiệm vụ điều chỉnh lượng đường - glucose trong máu. Khi cơ thể hấp thụ một lượng đường lớn, insulin sẽ giúp giúp điều hòa lượng đường trong máu không bị tăng quá cao.

Adrenaline: Được sản sinh bởi tuyến thượng thận, có tác dụng kích thích điều chỉnh làm tăng lượng oxy cung cấp cho não và các cơ, khiến con người phải suy nghĩ và phản ứng nhanh với các tình huống căng thẳng đang gặp phải.

Estrogen: Là hormon giới tính nữ được sản sinh bởi buồng trứng ở người phụ nữ. Đây là hormon kích thích sự dậy thì ở phụ nữ, gây xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt và thúc đẩy quá trình rụng trứng phục vụ việc sinh sản ở nữ giới.

Progesterone: cũng là loại hormon được sản sinh bởi buồng trứng ở người phụ nữ. Thường hoạt động mạnh trước thời kỳ rụng trứng, làm dày niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho sự thụ thai. Khi sự thụ thai không xảy ra, mức Progesterone giảm xuống và bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt.

FSH: là một trong những nội tiết tố sinh dục quan trọng đối với cơ thể của phụ nữ. Có tác dụng kích thích noãn bào phát triển và thúc đẩy sự bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Testosteron: Là loại hormon chính được sản sinh nhiều ở nam giới (và một ít ở nữ giới) tại tinh hoàn và tuyến thượng thận. Testosteron có nhiệm vụ kích thích sự phát triển cơ và các bộ phận trên cơ thể nam giới. 

Khi bị rối loạn hormone cần làm gì?

Do thay đổi chế độ ăn uống, môi trường hay dùng thuốc,… khiến hormone mất cân bằng. Điều đó có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ và mắc một số bệnh lý. Nếu có bất kỳ bất thường nào liên quan đến nội tiết, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay