Các khóa học đã đăng ký

Chúng ta có thể sống nhờ những hệ cơ quan nào?| Wellbeing

Bài viết được viết bởi Nguyễn Tú Anh | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Trong cơ thể người có rất nhiều hệ cơ quan để duy trì sự sống. Một hệ cơ quan bao gồm nhiêu bộ phận và chúng đều quan trọng đối với cơ thể. Nếu một bộ cơ quan không hoạt động thì chúng ta sẽ tử vong.

1. Cơ quan thủ lĩnh của cơ thể là cơ quan nào?

Hệ cơ quan là một nhóm các bộ phận và mô cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nào đó của cơ thể. Mỗi hệ cơ quan có một nhiệm vụ thực hiện chức năng khác nhau, ví dụ như hệ hô hấp thực hiện chức năng trao đổi khí. Tuy nhiên, điều kì diệu là một số bộ phận có nhiều hơn một chức năng. Ví dụ như tụy vừa thuộc hệ tiêu hóa vì nó tiết dịch tiêu hóa vào ruột, vừa thuộc hệ nội tiết vì nó giải phóng hormone vào máu.

Hầu hết toàn bộ hoạt động của cơ thể được chi phối bởi cơ quan thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống. Tuy nhiên, tất cả các cơ quan luôn trao đổi thông tin và đưa ra các tín hiệu chỉ dẫn cho nhau.

2. Có bao nhiêu hệ cơ quan trong cơ thể?

Hệ thần kinh trung ương bao gồm não, tủy sống, dây thần kinh tọa. Não và tủy sống xử lý và hành động dựa trên thông tin nhận được từ mạng lưới dây thần kinh trải rộng khắp cơ thể.

Hệ hô hấp bao gồm khí quản và phổi. Phổi đưa không khí vào tiếp xúc với các mạch máu để trao đổi oxy và cacbon dioxit.

Hệ nội tiết bao gồm tuyến yên, tuyến giáp, vùng dưới đồi, tuyến thượng thận, tuyến tụy, buồng trứng ở nữ giới và tinh hoàn ở nam giới. Các tuyến trong hệ này tiết ra hormone để dẫn truyền thông tin đến các cơ quan khác.

Hệ tiêu hóa bao gồm thực quản, gan, tụy, ruột non, dạ dày, ruột già, trực tràng. Dạ dày và ruột là những cơ quan chính trong hệ tiêu hóa, chúng chuyển hóa thức ăn thành các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Hệ tiết niệu bao gồm thận, bàng quang, niệu quản. Thận lọc máu để loại bỏ các chất không cần thiết, các chất này được lưu trú tạm thời trong bàng quang rồi thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu.

Hệ tuần hoàn bơm và dẫn truyền máu đi lại giữa cơ thể (vòng tuần hoàn lớn) và phổi (vòng tuần hoàn nhỏ), hệ tuần hoàn gồm tim, máu và các mạch máu.

Hệ xương khớp bao gồm các xương, sụn, dây chằng và gân. Chúng bảo vệ kết cấu và giúp nâng đỡ cơ thể người.

Hệ sinh sản bao gồm các cơ quan sinh dục, như là buồng trứng, vòi tử cung, tử cung, âm đạo, tuyến vú ở nữ; tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt ở nam nhằm thực hiện chức năng duy trì nòi giống.

Hệ bạch huyết bao gồm bạch huyết và các hạch bạch huyết, mạch bạch huyết.  Đây là các cấu trúc tham gia vận chuyển bạch huyết giữa các mô và mạch máu.

Hệ cơ chỉ bao gồm các cơ xương, không tính cơ trơn hay cơ tim. Các cơ cho phép cơ thể tác động đến môi trường xung quanh, vận động hay giữ nguyên tư thế và sinh ra nhiệt.

Hệ vỏ bọc bao gồm da cùng các phần phụ của nó (tóc, vảy, lông và móng). Đây là một hệ cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại nguy hiểm, là nơi gắn những giác quan để cảm giác sự đau đớn, áp lực và nhiệt độ.

Trong trạng thái cân bằng, không có hệ cơ quan nào trong cơ thể hoạt động đọc lập, hệ này liên tục phản ứng với các hệ khác để giúp cho cơ thể hoạt động nhịp nhàng.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay