Các khóa học đã đăng ký

Chườm Lạnh – Chườm Nóng Nên Áp Dụng Khi Nào (Phần 1)| Wellbeing

Bài viết được viết bởi Phạm Hải Anh | Chuyên viên tập huấn, dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

chuom-lanh-wellbeing-1

Dùng nhiệt là một phương pháp điều trị sử dụng tác nhân gây nhiệt để mang lại hiệu quả điều trị cho các chấn thương. Tùy theo nhiệt độ của tác nhân gây nhiệt mà chia thành 2 loại: chườm nóng và chườm lạnh. Việc xác định được khi nào chườm nóng, chườm lạnh đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả điều trị. Nếu xác định sai, không những không đem lại kết quả mà còn khiến chấn thương thêm nặng.

1. Chườm lạnh là gì?

Chườm lạnh là sử dụng đá được bọc trong túi, vải hoặc khăn và để lên vùng da cần trị liệu. Chườm lạnh khi được sử dụng đúng cách có thể giúp điều trị các chứng đau cấp, ví dụ như đau ngay sau chấn thương, đau răng, hạn chế xuất huyết, phù nề, hạn chế viêm cấp, giảm đau do tổn thương thần kinh ngoại vi hoặc đau co cứng cơ. Hiện nay có 2 cách sử dụng nhiệt lạnh là tác động nhiệt lạnh kéo dài và tác động nhiệt lạnh không liên tục.

Tác động nhiệt lạnh kéo dài: Có tác dụng làm co các mạch máu nhỏ từ đó khiến tốc độ dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa và tiêu thụ oxy, giảm tính thấm thành mạch cũng như khả năng xuyên mạch của bạch cầu, ngăn chặn phù nề, các phản ứng viêm, đau cấp và trương lực cơ.

Tác động nhiệt lạnh không liên tục: Ban đầu gây co mạch sau đó gây giãn mạch sung huyết, làm tăng lưu lượng tuần hoàn, tâng tầm vận động khớp và giảm co giật cơ.

2. Phân loại

Có hai loại được dùng để chườm: tấm phủ lạnh - được làm từ vật liệu phủ thấm nước lạnh, và các túi đá. Túi đá có thể được làm từ đá viên (hoặc túi chứa đậu đông lạnh hoặc các loại rau củ đông lạnh khác) và được gói trong tấm vải khô.

Chú ý

  • Để tránh tổn thương do lạnh, luôn gói túi đá trong một tấm vải. Không đặt nó lên trên da lâu hơn mười phút liên tục.

  • Không sử dụng cách chườm lạnh trong các trường hợp vết thương nghiêm trọng, người bị bệnh tiểu đường, bệnh nhân viêm khớp, kích ứng và cứng khớp liên tục.

2.1 Tấm phủ lạnh

  • Thấm một tấm vải sạch hoặc khăn mặt vào nước lạnh. Vắt nhẹ nhàng và gấp thành một tấm phủ. Giữ chặt nó lên vùng tổn thương.

  • Cứ vài phút lại nhúng tấm vải vào nước lạnh để giữ lạnh. Làm mát vùng tổn thương không quá 10 phút.

2.2 Túi đá

  • Làm đầy một phần túi nhựa bằng đá viên hoặc đá nghiền, hoặc dùng một túi rau củ đông lạnh ví dụ: hạt đậu Hà Lan hoặc hạt bắp đã cấp đông. Đặt túi vào trong một tấm vải khô và gói lại. 

chuom-lanh-wellbeing-2

  • Giữ chặt túi đá trên vùng tổn thương. Làm mát vùng tổn thương không lâu hơn mười phút, thêm đá nếu cần thiết.

                                                                                               (Còn tiếp)

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay