CHẤN THƯƠNG MẶT: KHÔNG CHỈ LÀ SỰ ĐAU ĐỚN! | WELLBEING
Trịnh Hương Ly – Chuyên gia tập huấn Sơ cấp cứu
Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing
Chấn thương mặt có lẽ là một trong những chấn thương khiến người ta sợ hãi nhất. Không chỉ đau, chấn thương mặt làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày và có khả năng để lại di chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, ngoại hình và sự tự tin của nạn nhân.
Chấn thương mặt là gì?
Chấn thương mặt bao gồm các chấn thương liên quan đến miệng, mặt và hàm, chẳng hạn như gãy răng và gãy xương. Gãy xương có thể liên quan đến hàm dưới hoặc hàm trên, vòm miệng, xương gò má và hốc mắt. Những thương tích này thường xảy ra trong các vụ tai nạn ô tô, thể thao hoặc hoạt động giải trí, bạo lực hoặc tấn công, các nhiệm vụ liên quan đến công việc xây dựng hoặc ngã do tai nạn.
Vỡ xương mặt là hình thức chấn thương thường thấy nhất ở bệnh nhân chấn thương vùng mặt. Có nhiều loại vỡ xương mặt nghiêm trọng như biến dạng ổ mắt, thông thường chỉ xảy ra sưng nề hoặc bầm tím ổ mắt; hoặc chảy máu từ mũi hoặc miệng. Vỡ xương mặt có thể gây nguy hiểm đặc biệt khi máu, tuyến nước bọt hoặc các mô sưng nề có thể gây hẹp đường thở và gây khó thở.
Gãy xương mặt ngày càng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân, khả năng thở, nói và thậm chí có thể nuốt. Xương bị vỡ ở mặt, chẳng hạn như hàm dưới, hàm trên, vòm miệng, xương gò má và hốc mắt, được điều trị theo cách tương tự như gãy xương ở các bộ phận khác của cơ thể. Hình thức điều trị cụ thể được xác định bởi các yếu tố khác nhau bao gồm vị trí gãy xương, mức độ nghiêm trọng của gãy xương, tuổi và sức khỏe chung của bệnh nhân. Khi một cánh tay hoặc một chân bị gãy, nẹp thường được áp dụng để ổn định xương và hỗ trợ chữa lành vết thương thích hợp. Vì nẹp không thể được đặt trên mặt, các phương tiện khác đã được phát triển để ổn định gãy xương mặt.
Nạn nhân bị chấn thương mặt thường được đưa đến phòng cấp cứu và sau đó được chuyển đến bác sĩ phẫu thuật miệng và hàm mặt hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để tiếp tục điều trị. Với các bệnh nhân bị chấn thương mặt, cần chú ý cả đầu và cổ để tránh bỏ sót tổn thương.
Mục tiêu sơ cứu chấn thương mặt:
Khai thông đường thở.
Hạn chế đau và sưng nề.
Đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Dấu hiệu nhận biết
Đau quanh vùng bị ảnh hưởng; nếu hàm bị ảnh hưởng, có thể khó nói, khó nhai hoặc khó nuốt.
Khó thở.
Sưng nề hoặc lệch mặt.
Bầm tím mắt.
Sơ cứu chấn thương mặt thế nào là tốt nhất?
Sơ cứu chấn thương mặt nhanh chóng và đúng cách làm giảm thiểu các chấn thương thứ phát và tăng khả năng phục hồi cho nạn nhân. Khi sơ cứu, người thực hiện hành động sơ cấp cứu cần bình tĩnh, làm đúng động tác đồng thời trấn an nạn nhân nếu nạn nhân còn tỉnh táo. Khi nạn nhân bị chấn thương mặt (hoặc bất cứ chấn thương nghiêm trọng nào), hãy gọi 115 để có sự hỗ trợ kịp thời từ dịch vụ y tế chuyên nghiệp.
Để sơ cứu nạn nhân bị chấn thương mặt, chú ý những điều sau:
Giúp bệnh nhân ngồi xuống và đảm bảo đường thở thông thoáng.
Khuyến khích bệnh nhân có nhổ ra máu, răng gãy hoặc răng giả từ miệng. Giữ lại những răng đó để gửi đến bệnh viện.
Chườm đá cho bệnh nhân lên vết thương mặt để hạn chế đau và giảm sự sưng nề. Đều trị sốc khi cần thiết.
Gọi cấp cứu 115.
Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân – nhịp thở, mạch và mức độ phản ứng – khi chờ sự giúp đỡ.
CẢNH BÁO
Không bao giờ băng bó quanh vùng thấp của khuôn mặt hoặc hàm dưới, phòng trường hợp bệnh nhân nôn hoặc khó thở.
Không cho phép bệnh nhân ăn hoặc uống bởi vì có thể cần tiến hành gây mê khi cần thiết.
Nếu bệnh nhân bất tinh, khai thông đường thở và kiểm tra nhịp thở.
Nếu bệnh nhân bất tỉnh đang thở, đặt bệnh nhân ở tư thế an toàn với vị trí tổn thương hướng xuống để máu hoặc các dịch cơ thể có thể thoát ra. Đặt một vải mềm ở dưới đầu bệnh nhân. Tiến hành cẩn thận để không gây thêm tổn thương tuỷ sống cho bệnh nhân.
Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây