Các khóa học đã đăng ký

CHẤN THƯƠNG KHUỶU TAY: ĐỪNG ĐỢI ĐẾN NGÀY KHÔNG GẬP TAY LẠI ĐƯỢC! | WELLBEING

Trịnh Hương Ly – Chuyên gia tập huấn Sơ cấp cứu

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Khuỷu tay (cùi chỏ) được xem là bộ phận cứng nhất cho cơ thể. Trong các hoạt động thường ngày, chơi thể thao hay do tai nạn, va chạm, chắc hẳn ai cũng từng bị chấn thương khuỷu tay và đau ở bộ phận này. Sơ cấp cứu khuỷu tay đúng cách giúp nạn nhân giảm đau đớn và nhanh hồi phục hơn.

wellbeing-so-cuu

Sơ cứu chấn thương khuỷu tay có cần thiết không?

Khuỷu tay là phần nằm giữa và nối giữa cẳng tay và cánh tay. Để có thể thực hiện các động tác duỗi, gập cẳng tay một cách dễ dàng, khuỷu tay là một bộ phận không thể thiếu.

Nếu như bạn bị đau khuỷu tay, một trong nhiều những hình thức rối loạn sau đây có thể là thủ phạm. Việc sử dụng khuỷu tay quá mức hay chấn thương khi chơi thể thao có thể gây nên rất nhiều tình trạng tổn thương khuỷu tay khác nhau. Những người chơi gôn, bóng chày, tennis và đấm bốc cũng thường có rối loạn khuỷu tay.

Rối loạn khuỷu tay có thể xảy ra ở:

  • Cơ tay

  • Dây chằng khuỷu tay

  • Gân

  • Xương cánh tay

Như vậy, sơ cứu chấn thương khuỷu tay sẽ giúp hạn chế đau đớn và các tổn thương lâu dài.

Chấn thương khuỷu có các hình thức nào?

wellbeing-so-cuu

Gãy hoặc trật khớp ở khuỷu tay là các chấn thương khuỷu thường gặp. Các chấn thương này thường do ngã chống bàn tay. Trẻ em thường bị gãy ở phần xương cánh tay ngay trên khuỷu tay. Đây là một ổ gãy không cố định, và đầu xương có thể làm tổn thương mạch máu. Khuỷu tay có thể sưng và bầm tím cũng như không có khả năng di chuyển. Chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy xương và trật khớp, có thể làm hỏng xương và các cấu trúc khác của khuỷu tay của bạn, dẫn đến các vấn đề về chuyển động, chức năng mạch máu và chức năng thần kinh. Ở trẻ em, gãy xương có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của xương. Điều này là do trẻ em có nhiều "trung tâm tăng trưởng" xương, một phần của xương nơi diễn ra quá trình phát triển xương. Khi sự phát triển xương tiếp tục trong suốt thời thơ ấu, nếu một trong những "trung tâm tăng trưởng" này bị ảnh hưởng bởi gãy xương, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Tuần hoàn ở cánh tay cần được kiểm tra liên tục. Trong bất cứ tổn thương khuỷu tay nào, khuỷu tay sẽ trở nên cứng và khó duỗi thẳng ra. Không bao giờ được bảo nạn nhân cố gấp khuỷu tay.

Dấu hiệu nhận biết

Đau, sưng, bầm tím và cứng trong và xung quanh khuỷu tay có thể là dấu hiệu của gãy xương. Một tiếng tách hoặc bật tại thời điểm bị thương có thể được cảm nhận hoặc nghe thấy. Nếu như bạn nhìn thấy biến dạng tại vị trí khuỷu tay, có nghĩa là xương nằm ngoài vị trí hoặc khớp khuỷu tay bị trật khớp. Có thể có cảm giác tê hoặc yếu ở cánh tay, cổ tay và bàn tay.

  • Đau, tăng lên khi vận động.

  • Ấn đau xung quanh ổ gãy.

  • Sưng, bầm tím và biến dạng.

  • Khuỷu tay bất động.

wellbeing-so-cuu

Mục tiêu khi sơ cấp cứu

  • Bất động cánh tay mà không làm tổn thương thêm khớp.

  • Chuẩn bị vận chuyển đến bệnh viện.

Cần làm gì khi gặp chấn thương khuỷu tay

  1. Nếu khuỷu tay có thể gấp được, xử trí như với tổn thương cánh tay. Cởi bỏ tất cả trang sức như vòng tay, nhẫn và đồng hồ.

  2. Nếu nạn nhân không thể gấp cánh tay, giúp nạn nhân ngồi xuống. Đặt một miếng đệm lót, như một cái khăn, quanh khuỷu để cho nạn nhân được thoải mái và giúp chống đỡ.

  3. Đảm bảo cánh tay ở trong tư thế thoải mái nhất cho nạn nhân sử dụng băng tam giác gấp rộng. Cuốn các vòng băng ra xa khỏi ổ gãy.

  4. Chuẩn bị đưa hoặc gửi nạn nhân đến bệnh viện.

  5. Kiểm tra mạch cổ tay mười phút một lần cho đến khi có sự hỗ trợ y tế. Nếu bạn không thấy mạch, nhẹ nhàng nới các vòng băng và duỗi thẳng cánh tay cho đến khi mạch đập trở lại.

CẢNH BÁO

  • Nếu nạn nhân thấy choáng, giúp nạn nhân nằm xuống.

  • Không được cho nạn nhân ăn hoặc uống vì có thể sẽ cần gây mê.

  • Không cố di chuyển cánh tay bị thương.


Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay