Các khóa học đã đăng ký

Cần làm gì khi bị chuột rút| Wellbeing

Nguyễn Thị Hiên| Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

chuot-rut-wellbeing

Chuột rút là một cơn co thắt đau đớn đột ngột của một hoặc nhiều cơ. Chuột rút thường xảy ra khi ngủ. Nó cũng có thể xảy ra sau tập thể dục cường độ cao, do sự tích tụ các sản phẩm thải hóa học trong cơ, hoặc khi mất quá nhiều muối và dịch qua mồ hôi hoặc mất nước. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân bị chuột rút rất cần tới sự hỗ trợ của người xung quanh.

1.Khi nào chúng ta có thể bị chuột rút?

1.1.Khi chúng ta vận động quá sức

Vào ban ngày nếu như bạn vận động quá sức sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương. Khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, khi tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo thì sẽ dẫn đến việc chân bị chuột rút. Vận động quá sức sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương dẫn đến bị chuột rút

1.2.Khi cơ thể chúng ta thiếu canxi, magiê và kali

Nguyên nhân này thường xảy ra ở người có thai và cho con bú hay ở trẻ trưởng thành (do không đủ chất), gây mất cân bằng chất điện giải.

1.3.Do sự lão hoá hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch

Nguyên nhân này thường xảy ra chủ yếu với những người lớn tuổi. Cách khắc phục là vừa bổ sung canxi, magie, kali vừa bổ sung các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn như vitamin.

1.4.Sự hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp

Khi bạn quỳ lâu, đứng lâu sẽ gây ép lên các cơ bắp và mạch máu. Hoặc một tình trạng khác là khi ngủ bạn thường xuyên để cong chân, cơ bắp ở bắp chân khá ngắn, không được duỗi ra, duy trì tư thế này lâu, khi cử động nhẹ bạn sẽ bị chuột rút.

Phụ nữ mang giày cao gót cả ngày, mũi giày nhọn ép lên ngón chân cũng có thể xuất hiện tình trạng các ngón chân lần lượt bị chuột rút.

Không khởi động, khởi động không kỹ, không đủ trước khi tham gia hoạt động thể dục thể thao hoặc thực hiện các hoạt động dùng nhiều cơ bắp như bơi lội, chạy bộ, đá bóng.

1.4.Khi cơ thể chúng ta mất nước, mất cân bằng chất điện giải

Phơi nắng lâu mà không kịp bổ sung nước hoặc đổ mồ hôi khi vận động, cơ thể bị mất quá nhiều nước và chất điện giải. Một tình trạng khác là do bình thường ít uống nước, cơ thể thiếu nước nên ban đêm sẽ bị chuột rút. Ngoài ra, thường xuyên uống trà lợi tiểu, cà phê cũng sẽ khiến cơ thể thiếu nước, mất cân bằng chất điện giải.

1.5.Khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi

Tâm trạng căng thẳng quá mức cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút, nó có thể khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.

2.Cần làm gì với nạn nhân bị chuột rút

chuot-rut-wellbeing

Tùy vào từng vị trí nạn nhân bị chuột rút, chúng ta sẽ có những cách xử trí khác nhau. Các trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp chuột rút vùng bàn chân: Giúp nạn nhân đứng bằng bàn chân trước (hoặc đặt chân nạn nhân lên đầu gối bạn) để kéo căng các cơ bị co rút. Khi cơn co thắt đã hết, hãy xoa bóp phần bàn chân bị co rút bằng các ngón tay của bạn.

Trường hợp chuột rút cơ bắp chân: Giúp nạn nhân duỗi thẳng gối và hỗ trợ bàn chân. Gấp bàn chân lên trên về phía cẳng chân để kéo căng cơ vùng bắp chân, sau đó hãy xoa bóp vùng phía sau cẳng chân.

Trường hợp chuột rút vùng trước đùi:Giúp nạn nhân nằm xuống. Nâng cao chân và gập đầu gối để căng cơ. Xoa bóp các cơ bị co rút khi cơn co thắt qua đi.

Trường hợp chuột rút vùng sau đùi: Giúp nạn nhân nằm xuống. Nâng cao chân và duỗi thẳng đầu gối để kéo căng cơ. Xoa bóp vùng sau đùi khi cơn co thắt qua đi.

          Trên đây là các cách xử trí khi nạn nhân bị chuột rút, hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức thật sự hữu ích.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

Bạn đã từng bị sốc chưa (phần 1)

Sơ cấp cứu nạn nhân chấn thương cột sống – Hãy nhớ các nguyên tắc sau đây! ( Phần 1) 

 

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay