Các khóa học đã đăng ký

Xử trí sứa cắn| Wellbeing

Bạn có rắc rối với vết thương do sinh vật biển gây ra?| Wellbeing

Lưu Thị Minh Trang – Tập huấn viên Dự án Sơ cứu nhanh – giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Vết thương do sinh vật biển gây nên có thể là vết đốt, vết chích hoặc vết thương do gai độc găm vào tay hay chân trần. Sứa, hải quỳ và san hô, tất cả đều có thể đốt, nhím biển và cá weever thì có gai sắc. Nọc độc của chúng chứa trong các tế bào chích vào da. Hay vết thương có thể bị nhiễm trùng nếu những chiếc gai không nhanh chóng được loại bỏ.

sua-dot-wellbeing

1. Dấu hiệu nhận biết các vết thương do sinh vật biển gây nên:

Chủ yêu các dấu hiệu sẽ khác nhau phụ thuộc vào loài gây nên vết thương, nhưng vẫn có một điểm chung la:

■ Đau, tấy đỏ, sưng tại chỗ bị đốt và ngứa nhiều

Lưu ý: đối với vết thương do sứa đốt thường mẩn đỏ rõ hình dạng súc tu (dạng thẳng hoặc xoắn), gây đau rát nhiều

■ Có thể tiến triển đến nổi mề đay toàn thân

■ Buồn nôn và nôn

■ Đau đầu

■ Đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, nước mũi, vã mồ hôi

■ Tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp, có dấu hiệu của sốc

■ Nặng nhất nạn nhân có thể lơ mơ, co giật, có thể dẫn đến lơ mơ

2. Các bước xử trí vết thương do sinh vật biển gây nên:

Mục tiêu của bạn:

■ Giảm đau và khó chịu cho nạn nhân

■ Tìm trợ giúp y tế nếu cần

Các bước thực hiện sơ cứu:

  • Bước 1:

Người sơ cứu cần đeo găng hoặc bảo vệ tay bằng khăn, túi nilon để lấy các xúc tu hoặc tay sứa vẫn còn bám trên người ra khỏi nạn nhân. Đối với trường hợp các gai độc quan sát được bằng mắt thường găm không quá sâu, hãy thử gỡ gai độc ra nếu có thể.

  • Bước 2:

Trấn an nạn nhân, điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, hạn chế vận động vùng bị thương

  • Bước 3:

+ Khuyến khích nạn nhân ngồi hoặc nằm xuống. Ngâm vùng bị đốt trong nước nóng (40-41ºC/104-106ºF) hoặc ở ngưỡng nhiệt độ cao nhất nạn nhân có thể chịu được trong mười phút để giảm đau và sưng. 

+ Ngoài ra, nếu không có nước nóng ngay lập tức hãy rửa vùng bị thương bằng nước lạnh sạch hoặc bằng chính nước biển.

  • Bước 4:

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn – nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng. Theo dõi các dấu hiệu của phản ứng dị ứng, ví dụ như thở rít và ngứa da.

  • Bước 5:

Đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí giải độc hoặc loại bỏ các gai độc một cách an toàn

Cảnh báo:

■ Không băng vết thương.

■ Không làm bỏng nạn nhân.

3. Cách phòng tránh hậu quả do các vết thương sinh vật biển gây nên:

  • Tư trang khi đi tắm biển nên có một số thuốc giảm ngứa, kháng sinh và một chai nước lạnh sạch

  • Chỉ bơi và vui chơi tại các khu vực được đánh dấu và cho phép trên biển 

  • Nếu trong quá trình tắm biển, thấy cơ thể ngứa ở bất kỳ vị trí nào cần len bờ ngay để kiểm tra xem có phải bị đốt không, để có các biện pháp xử trí kịp thời

  • Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên để ý tới các biểu hiện bất thường của con, tránh để con tự chơi một mình dưới nước, đồ bơi của con thì nên là đồ dài tay, quần dài.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay