Các khóa học đã đăng ký

Xử trí rắn cắn| Wellbeing

Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing

Vết rắn cắn thường không nghiêm trọng, nhưng hãy giả định con rắn là có độc. Phản ứng nghiêm trọng tương tự như sốc phản vệ rất hiếm gặp nhưng có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau đó. Luôn ghi nhớ thời điểm bị cắn cũng như bề ngoài con rắn để bác sĩ xác định loại kháng nọc rắn phù hợp.

ram-doc-wellbeing

1. Các loại rắn độc thường gặp ở nước ta:

Có 2 họ rắn độc hay gặp nhất ở Việt Nam là:

Họ rắn hổ: gây tử vong do nọc rắn gây liệt các cơ, chủ yếu là do liệt cơ hô hấp.

  • Rắn hổ mang 

ran-ho-mang-wellbeing

+ Rắn hổ mang thường (rắn hổ đất, hổ mang bành, hổ phì, hổ mèo): hình dáng nhận biết là đều có cổ bạnh rộng.

+ Rắn hổ mang chúa: cổ bạnh nhưng không bạnh rộng, có hai vảy lớn ở đỉnh đầu và có kịch thước tương đối lớn.

  • Rắn cạp nong. cạp nia: màu sắc tương đối dễ nhận biết, sọc đen trắng là rắn cạp nia, sọc đen vàng là rắn cạp nong, chúng thường sinh sống khu vực gần sông hồ, vùng nước.

  • Rắn biển

Họ rắn lục: đặc điểm nhận biết chung là hình dáng đầu tam giác. con ngươi mắt hẹp hình elip đứng. Gây tử vong do nọc rắn gây chảy máu, mất máu.

  • Rắn lục xanh: có màu xanh lá cây đặc trưng, sống chủ yếu ở vùng núi

https://file.hstatic.net/1000274803/file/ran-luc-duoi-do-wellbeing__1__74049fd20b034c97a52b2228634b69e2_grande.jpg

  • Rắn khô mộc, rắn lục mũi hếch: màu sắc thân giống như màu cành cây khô nên mới có tên gọi như vậy, thường gặp ở vùng núi phía Bắc

  • Rắn choàm quạp: thân màu nâu, thường gặp ở vùng rừng phía Nam

2. Các dấu hiệu nhận biết vết rắn cắn:

Có thể có:

■ Hai vết răng cắn – vết cắn có thể không đau

Lưu ý: đối với rắn độc, thường có hai răng độc lớn (gọi là móc độc) nằm ở hàm trên có tác dụng gần như một kim tiêm để tiêm chất độc vào nạn nhân, do đó vết cắn sẽ hằn rất sâu hai vết răng này.

https://file.hstatic.net/1000274803/file/vet-ran-can-wellbeing__1__cb5945ee7f2645d1aacda2d8df98a8f6_grande.jpg

■ Đau dữ dội, tấy đỏ và sưng vết cắn; toàn bộ chi có thể sưng và bầm tím trong vòng 24 giờ

■ Buồn nôn và nôn

■ Rối loạn thị giác

■ Tăng tiết nước bọt và mồ hôi

■ Thở gắng sức; có thể ngừng thở hoàn toàn

3. Các bước xử trí vết rắn cắn:

Mục tiêu sơ cứu của bạn:

■ Đề phòng nọc độc lan rộng

■ Bố trí đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức

■ Nhớ thời điểm bị cắn cũng như bề ngoài con rắn để bác sĩ xác định loại kháng nọc rắn phù hợp. Nếu có thể (và an toàn), hãy chụp ảnh kỹ thuật số và gửi qua email hoặc tin nhắn. Cảnh báo để đề phòng người khác bị cắn. Thông báo với người có thẩm quyền để xử lý với con rắn.

vet-ran-can-1-wellbeing

Các bước sơ cứu cần làm:

  • Bước 1: 

+ Giúp nạn nhân ngồi xuống sao cho nạn nhân thấy thoải mái. Trấn an và khuyên nạn nhân đừng cử động tay chân để ngăn ngừa nọc độc lan rộng. Tháo bỏ các đồ trang sức ở tay, chân bên bị cắn vì có thể chèn ép khiên vùng đó bị sưng nề. Cố định phần chi phía trên bằng băng treo và đặt một cuộn băng tam giác gấp rộng xung quanh phần chi và cơ thể; cố định phần chi bên dưới với chân bên kia bằng băng tam giác gấp rộng và gấp hẹp. Giữ nạn nhân cố định.

+ Gọi ngay cấp cứu tới trợ giúp

  • Bước 2:

Nếu nạn nhân bị một con rắn lạ cắn và vết cắn không đau, hãy đặt một miếng đệm tại vị trí cắn và băng ép; mở rộng băng ép lên phía trên chi càng xa càng tốt. Đừng đụng vào quần áo tại vị trí cắn bởi vì chuyển động sẽ làm tăng hấp thụ nọc độc vào máu.

  • Bước 3:

Băng ép bằng một cuộn băng khác từ vết cắn lên phía trên chi càng xa càng tốt. Kiểm tra lại lưu thông máu sau khi băng (còn sờ thấy mạch đập). Nếu có thể, hãy đánh dấu vị trí vết cắn. Cố định chi bằng cách buộc với chân kia bằng băng tam giác gấp rộng và gấp hẹp. Nếu vết cắn ở thân mình, vẫn nên băng ép.

Lưu ý: Băng ép bằng băng chun giãn, bằng vải hoặc tự tạo từ khăn mềm, quần áo

  • Bước 4:

Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân trong khi chờ đội cứu trợ đến

4. Những sai lầm khi xử trí vết rắn cắn:

  • Garo: là biên pháp làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch, nó gây đau và rất nguy hiểm vì gây thiếu máu cục bộ cho phần cơ thể phía dưới phần garo nếu duy trì trong thời gian quá lâu (quá 30 phút). Thậm chí, còn là phương pháp làm nạn nhân tử vong nhanh hơn vì khi tháo garo chất độc đồng loạt ùa về tim khiến bệnh nhân sốc.

  • Trịch, rạch, tram, chọc vết rắn cắn: Các hành động này gây tổn thương thêm vùng vết cắn và còn làm nọc rắn lan đi nhanh, rộng hơn, gây nhiễm độc nặng hơn

  • Hút nọc độc: lực ép vào vết cắn có thể đẩy nọc rắn đi xa hơn và nhanh hơn, đồng thời gây nguy hiểm thêm với cá người thực hiện hút nọc

  • Chữa bằng các biện pháp dân gian như là đắp các loại lá, có thể gây nhiễm trùng hơn vào vết cắn

  • Cố gắng bắt hoặc giết con rắn: chỉ bắt con rắn đem theo tới bệnh viện để bác sĩ xác định loại rắn và loại độc để xử trí hiệu quả khi con rắn đã chết

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay