Các khóa học đã đăng ký

Xử trí khi người hoặc động vật cắn| Wellbeing

Lưu Thị Minh Trang - Tập huấn viên Dự án Sơ cứu nhanh- giành sự sống

Tổ chức giáo dục Sức Khỏe Wellbeing

Vết cắn của người hay động vật có thể là lý do khiến bạn mắc phải những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một hàm răng sắc nhọn cắn sẽ gây ra vết thương đâm thủng sâu có thể làm tổn thương mô và truyền vi sinh vật gây bệnh. Vì thế, bất kỳ vết cắn nào làm rách da cũng cần được sơ cứu đúng cách nếu bạn không muốn trở thành nạn nhân tiếp theo.

xu-tri-vet-can-wellbeing

1. Những nguy cơ tiềm ẩn từ vết cắn của người hay động vật

Một lực tác động từ hàm răng của người hay động vật có thể gây nên những tổn thương từ nhẹ đến nặng, như là:

+ Chỉ gây xước da, không chảy máu

+ Xây xước da, có chảy máu

+ Vết cắn nông, có chảy máu, không nhìn thấy các tổ chức dưới da

+ Vết cắn sâu, có chảy máu, có đụng dập các mô dưới da quan sát được bằng mắt thường

Các tổn thương này có thể là đường vào của nhiều bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm như:

  • Dại: là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, gay độc lên hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong

vet-can-dong-vat-wellbeing

  • Uốn ván: là một bệnh cấp tính gây nên do độc tố của vi khuẩn uốn ván, với các biểu hiện là các cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, và nguy hiểm nhất là cơ hoành, gây ngừng thở dẫn đến tử vong.

  • Viêm gan virus B: là bệnh có nguyên nhân là virus viêm gan B, tấn công trực tiếp vào các tế bào gan, gây viêm gan cấp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thờ có thể dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan

  • HIV/AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người, gây nên các nhiễm trùng nghiêm trọng và dẫn đến tử vong do virus tấn công vào tế bào miễn dịch TCD4 của cơ thể

2. Xử trí các vết cắn của người và động vật đúng cách:

2.1. Cảnh báo:

  • Nếu bạn nghi ngờ dại (sống trong vùng có lưu hành bệnh dại, con vật cắn bạn chết trong vòng 10 ngày sau đó), hãy bố trí đến bệnh viện ngay lập tức.

  • Tự hỏi xem bạn đã tiêm phòng uốn ván chưa. Hãy đến cơ sở y tế nếu:

+ Có vết thương bẩn

+ Chưa bao giờ tiêm phòng uốn ván

+ Không chắc chắn về số lần tiêm và thời gian tiêm phòng

+ Chưa tiêm phòng mũi 5 trong 1 trước đây

2.2. Mục tiêu xử trí vết cắn của bạn:

  • Kiểm soát chảy máu

  • Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng

  • Tìm trợ giúp y tế nếu cần thiết

2.3. Các bước cần thự hiện để sơ cứu vết cắn từ người hay động vật đúng cách:

  • Bước 1: Làm sạch vết cắn

Ngay lập tức, rửa sạch vết cắn bằng xà bông hoặc các loại dung dịch sát trùng và nước ấm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Nếu không có sẵn, hãy để vết cắn dưới vòi nước sach chảy tối thiểu 5-10 phút (mức độ làm sạch cũng gần như tương đương khi sử dùng xà phòng)

Lưu ý:

+ Cần rửa nhẹ nhàng, tránh làm vết thương nặng hơn

+ Nếu vết cắn có chảy máu, bạn vẫn cần làm sạch trước mà không cần cầm máu.

  • Bước 2: Nâng cao vùng bị cắn

Lau khô vết cắn bằng gạc hoặc khăn sạch.

Sau đó, nếu vết cắn nằm ở chân hay cánh tay, bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Việc này rất quan trọng để hộ trợ quá trình cầm máu của cơ thể

  • Bước 3: Băng vết cắn trước khi đến bệnh viện

Nếu sau 10 phút vẫn thấy chảy máu, bạn hãy dùng gạc khô, sạch phủ lên vết cắn, sau đó ấn chặt cho đến khi máu ngừng chảy

Tiếp theo, băng vết cắn lại bằng gạc vô trùng hoặc bằng một miếng đệm lớn, sạch, không có lông, và cố định chắc chắn

  • Bước 4: Đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và tư vấn

  • Bước 5: Gọi 115 nếu muốn được trợ giúp khẩn cấp

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay