Các khóa học đã đăng ký

Xử trí nạn nhân bỏng – Bạn sẽ hối hận nếu không biết điều này sớm| Wellbeing

Nguyễn Thị Hiên| Điều phối Dự aán Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Bỏng là một loại chấn thương, tùy vào mức độ, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới da và các mô khác. Xử trí bỏng là một trong những yêu cầu hàng đầu, để giúp nạn nhân hạn chế những tổn hại của tình trạng bỏng gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử trí đối với nạn nhân bỏng.

xu-tri-nan-nhan-bong-wellbeing

1.Các bước xử trí nạn nhân bỏng

Bước 1: Bắt đầu làm mát vết bỏng

Ngay lập tức xả vết thương với nước lạnh; làm mát ít nhất mười phút hoặc cho tới khi đau giảm. Làm cho nạn nhân thoải mái bằng cách giúp họ ngồi hoặc nằm xuống và bảo vệ vùng bị thương khỏi tiếp xúc với mặt đất.

xu-tri-nan-nhan-bong-wellbeing

Bước 2: Gọi cho trợ giúp cấp cứu

Gọi 115 cho trợ giúp cấp cứu nếu cần thiết. Báo với đội điều hành xe cấp cứu về chấn thương bỏng và giải thích cái gì đã gây ra nó, và ước tính kích thước và độ sâu.

xu-tri-nan-nhan-bong-wellbeing

Bước 3: Tháo bỏ bất kì vật nào gây thắt chặt

Trong khi bạn đang làm mát vết bỏng, cẩn thận tháo bỏ quần áo hoặc trang sức từ vùng bị thương trước khi nó bắt đầu sưng lên; một người giúp có thể làm việc này cho bạn. Không tháo bỏ bất kì vật gì dính với vết bỏng.

Bước 4: Che vết bỏng

Khi đã làm mát che vết bỏng bằng tấm phim bọc thực phẩm đặt lên vùng chấn thương theo chiều dọc, hoặc sử dụng túi nhựa. Thay vào đó, sử dụng gạc vô khuẩn hoặc miếng lót sạch, không phủ lông. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân trong khi chờ trợ giúp đến.

xu-tri-nan-nhan-bong-wellbeing

2. Các lưu ý khi xử trí nạn nhân bỏng

  • Không dùng thuốc bôi, thuốc mỡ hoặc mỡ cho vết bỏng; gạc chuyên dụng cho bỏng cũng không được khuyến cáo.

  • Không sử dụng gạc có dính.

  • Không chạm vào vết bỏng hoặc làm vỡ các nốt phồng rộp.

  • Nếu vết bỏng nặng, xử trí nạn nhân sốc ( tr. 270-71).

  • Nếu vết bỏng trên mặt, không che lại. Làm mát với nước cho tới khi trợ giúp đến.

  • Nếu vết bỏng gây ra bởi sự tiếp xúc với hóa chất, đeo găng tay bảo vệ và làm mát ít nhất 20 phút.

  • Quan sát nạn nhân tìm những dấu hiệu hít phải khói, như khó thở.

3.Dự phòng bỏng

Bỏng là chấn thương do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, hay bức xạ đối với da. Bỏng là tình trạng hay gặp đối với trẻ nhỏ, vì các em chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của các vật dụng xung quanh. Chính vì vậy:

  • Không để trẻ nhỏ lại gần khu vực bếp khi đang nấu nướng, nên có hàng chắn xung quanh nhà bếp đối với gia đình có con đang đến tuổi tập đi.

  • Trang bị bình cứu hỏa gần vị trí bếp, là khu vực rất dễ xảy ra cháy nổ.Nên kiểm tra thường xuyên tình trạng sử dụng của bình cứu hỏa, để có sự thay thế kịp thời nếu hư hỏng.

  • Khi tắm cho trẻ, dùng tay thử độ nóng khi pha nước, không xịt nước thẳng từ vòi vào trẻ để tránh nhiệt độ của máy không ổn định.

  • Để xa tầm tay trẻ nhỏ các vật dụng dễ cháy nổ như bật lửa, que diêm,…

  • Các ổ điện ở nhà cũng như tại cơ quan, nơi làm việc phải có các lá cách điện bên trong.

  • Kiểm tra, thay thế hệ thống điện tại nhà và cơ quan định kì để phòng ngừa rò rỉ gây cháy nổ.

  • Các công nhân trong nhà máy, xí nghiệp phải được trang bị, bảo hộ kỹ càng, tập huấn phòng cháy và chữa cháy định kì hàng năm.

  • Các vật dụng, hóa chất có thể gây bỏng phải được đựng trong vật dụng được chú thích rõ ràng và phải luôn đeo bao tay khi tiếp xúc với các loại hóa chất này.

  • Đặc biệt, thường xuyên sử dụng kem chống nắng, che chắn kĩ để không bị bỏng nắng.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm: 

Xử trí nạn nhân bỏng – Bạn sẽ hối hận nếu không biết điều này sớm ( Phần 1 ) 

Bạn đã từng bị sốc chưa ( P1)

Bạn đã từng bị sốc chưa ( P2)

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay