Các khóa học đã đăng ký

Xử trí nạn nhân bỏng – Bạn sẽ hối hận nếu không biết điều này sớm (phần 2)| Wellbeing

Nguyễn Thị Hiên| Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Bỏng một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, hay bức xạ. Bỏng không đơn thuần chỉ là cảm giác nóng rát, bỏng có thể là tổn thương da nghiêm trọng làm cho các tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hoặc chết đi.

xu-tri-nan-nhan-bong-wellbeing

1.Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏng. Dựa vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏng, chúng ta cũng có thể phân loại được các loại bỏng, để có những cách xử trí phù hợp.

  • Bỏng nhiệt: do lửa, hơi nước, các vật nóng hoặc các chất lỏng nóng gây ra

  • Bỏng lạnh: do tiếp xúc với những điều kiện ướt, gió hoặc lạnh

  • Bỏng điện: do tiếp xúc với nguồn điện hoặc sét đánh

  • Bỏng hóa chất: do tiếp xúc với các hóa chất ở nhà hoặc hóa chất công nghiệp. Hóa chất này có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. Thực phẩm tự nhiên như ớt chứa chất gây kích ứng cho da, có thể gây ra cảm giác bỏng

  • Bỏng bức xạ: gây ra bởi ánh nắng mặt trời, máy nhuộm da, tia cực tím, tia X hoặc xạ trị trong điều trị ung thư

  • Bỏng ma sát: do tiếp xúc với bất kỳ bề mặt cứng như đường, thảm hoặc các sàn phòng tập thể dục

2.Phân loại độ sâu tổn thương bỏng

Bỏng là một loại chấn thương đối với da, chính vì vậy, mức độ nghiêm trọng của tình trạng bỏng sẽ dựa trên mức độ ảnh hưởng của bóng đối với các lớp của da. Như chúng ta cũng đã biết, cấu tạo da gồm 3 lớp

xu-tri-nan-nhan-bong-wellbeing

Biểu bì: Epidermis

Biểu bì bao gồm:biểu mô lát tầng gồm 4-5 lớp:

  • Lớp mầm: gồm một hàng tế bào hình trụ còn gọi là tế bào mầm, có khả năng sinh sản rất cao.

  • Lớp gai: gồm 3-5 hàng tế bào. Các tế bào hình đa diện, nối với nhau bằng cầu nối desmosome.

  • Lớp hạt: gồm 5-7 hàng tế bào, tế bào dẹt, hình thoi, bào tương nhiều hạt sừng. 

  • Lớp sừng: Tế bào sừng thành dải sừng.

Trung bì: (chân bì) Dermis

Trung bì bao gồm  Các tế bào tổ chức liên kết như

  • nguyên bào sợi, tế bào sợi.

  • Mạch máu, thần kinh.

  • Tuyến bã, nang lông và tuyến mồ hôi.

  • Các chất nền tảng: Fibronectin, Proteoglukan.

  • Các sợi tạo keo, sợi lưới, sợi chun...

  • Còn chia 2 lớp nhỏ: Lớp nhú ngay dưới màng đáy, tập trung nhiều mạch máu, thần kinh. Lớp lưới.

Hạ bì: Hypodermis

Hạ bì bao gồm:

  • Mô liên kết mỡ.

  • Mạng lưới mạch máu thần kinh da.

  • Có ổ mỡ chứa tế bào mỡ, lớp cân nông, mô liên kết lỏng lẻo.

Giữa biểu bì và trung bì ngăn cách nhau bởi màng đáy 

Phân loại độ sâu tổn thương bỏng

Bỏng nông: Các tổn thương bỏng ở lớp biểu bì.

  • Bỏng độ I: Viêm da cấp vô khuẩn.

  • Bỏng độ II: Bỏng biểu bì.

  • Bỏng độ III: Bỏng trung bì.

Bỏng sâu: Các tổn thương toàn bộ da, dưới da.

  • Bỏng  độ IV: Bỏng toàn bộ lớp da.

  • Bỏng độ V: Bỏng các lớp sâu dưới lớp cân nông.

Việc phân loại độ sâu tổn thương bỏng, có một vai trò vô cùng quan trọng. Phân loại mức độ sẽ giúp chũng ta biết được nạn nhân đang ở mức độ nguy hiểm như thế nào. Từ đó, có những cách xử trí kịp thời và phù hợp với nạn nhân.

3.Các triệu chứng của bỏng

xu-tri-nan-nhan-bong-wellbeing

Đối với nạn nhân bỏng, các triệu chứng được biểu hiện ngay khi có chấn thương với da, các triệu chứng bao gồm:

  • Đau ở khu vực vết bỏng

  • Khó thở nếu đường thở bị ảnh hưởng

  • Sưng và phồng rộp da

  • Nạn nhân có những triệu chứng của sốc

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm: 

Bạn đã từng bị sốc chưa ( P1)

Bạn đã từng bị sốc chưa ( P2)

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay