Các khóa học đã đăng ký

Xử trí côn trùng cắn| Wellbeing

Lưu Thị Minh Trang – Tập huấn viên Dự án Sơ cứu nhanh – giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Vết đốt từ các loài côn trùng thông thường như do ong mật, ong vò vẽ hoặc ong bắp cày thường đau nhưng không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều vết côn trùng đốt có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng. Chẳng hạn, vết đốt trong miệng hoặc họng có thể nguy hiểm bởi vì hiện tượng sưng sẽ làm tắc nghẽn đường thở. Và việc theo dõi các dấu hiệu của phản ứng dị ứng là rất quan trọng, bởi vì phản ứng này có thể dẫn tới sốc phản vệ, gây tử vong.

ong-chich-wellbeing

1. Vết đốt từ một số loài côn trùng thường gặp:

Do khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt chú ý là vào thời tiết nồm ẩm ướt của mùa xuân hè ở miền Bắc, các loài côn trùng rất phát triển, với nhiều loài khác nhau.

  • Kiến:

+ Kiến bá khoang: một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes. Đặc điểm bên ngoài là thân chia làm 3 khoang có màu đỏ đen xen kẽ nhau, phần bụng thon nhọn về phía đuôi. Khi kiến đốt sẽ tiết ra một loại độc tố gây nên viêm da, thối thịt như bị tạt axit. Các tổn thương này dễ lan rộng hoặc lan ra chỗ khác do tiếp xúc gián tiếp của vùng da lành vào vùng da tổn thương.

kien-ba-khoang-wellbeing

+ Kiến lửa: là loài kiến phổ biến ở Việt Nam. Các vết đốt không nguy hiểm nhưng gây cảm giác nhói, buốt kéo dài, rất khó chịu. Ngoài ra nọc của một số loài kiến lửa có thế gây các triệu chứng toàn thân như chóng mặt, thở gấp,…thậm chí sốc nếu không được xử trí đúng cách.

kien-lua-wellbeing

  • Ong: tùy theo loài ong mà nọc độc sẽ gây những tác dụng khác nhau lên cơ thể nạn nhân. Ví dụ, ong vò vẽ, ong đất có thể gây tử vong với 10 vết đốt trở lên. Tuy nhiên, có những loài ong, nọc độc của chúng không hề gây nguy hiểm như là ong mật. Protein, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng,… là thành phần chính của nọc ong.

ong-mat-wellbeing

  • Sâu róm: long sâu róm chính là nguyên nhân gây ngứa rát khi tiếp xúc với da người. Kèm theo các biểu hiện như đau vùng da tiếp xúc, phù nề, mề đay do dị ứng, có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết dưới da.

sau-rom-wellbeing

  • Bọ chét: là loài côn trùng thường gặp, ký sinh ở chó, mèo hoặc ở các bụi rậm. Vết đốt của bọ chét không chỉ gây đau, sưng tại chỗ mà còn có thể mẩn đỏ kéo dài và sốt.

bo-chet-wellbeing

2. Dấu hiệu nhận biết các vết đốt của côn trùng:

  • Đau tại chỗ bị đốt

  • Đỏ và sưng xung quanh chỗ đốt

  • Có thể nổi bọng nước sau đó

Lưu ý: trường hợp đặc biệt với các vết đốt trong miệng và họng: có thể khó nói, phát âm không tròn chữ, nuốt đau nguy hiểm hơn là có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở do sưng các mô xung quanh vùng miệng/họng.

  1. Các bước xử trí khi bị côn trùng đốt:

Mục tiêu xử trí của bạn:

  • Giảm sưng và đau cho nạn nhân

  • Bố trí đưa nạn nhân đến bệnh viện nếu cần thiết

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Trấn an nạn nhân.

Nếu nhìn rõ vết đốt, hãy chải hoặc cạo chỗ đốt bằng cạnh thẻ tín dụng hoặc bằng móng tay bạn. Không dùng nhíp vì bạn có thể ép vết đốt và truyền nhiều chất độc hơn vào nạn nhân.

  • Bước 2: Nâng cao vùng bị đốt và chườm lạnh bằng một túi nước đá để giảm sưng. Khuyên nạn nhân giữ túi chườm lạnh trong ít nhất mười phút. Yêu cầu nạn nhân đến cơ sở y tế nếu đau và sưng kéo dài.

  • Bước 3: Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn – nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng.

Theo dõi các dấu hiệu của phản ứng dị ứng, chẳng hạn như tiếng thở rít và/hoặc da đỏ, sưng, ngứa.

Cảnh báo: Nếu nạn nhân có vết đốt trong miệng/họng, hãy cho nạn nhân mút một viên đá lạnh hoặc nhâm nhi ly nước lạnh. Gọi cấp cứu để được trợ giúp khẩn cấp nếu sưng bắt đầu tiến triển.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay