Các khóa học đã đăng ký

Sơ cấp cứu những chấn thương ở tay (P2) | Wellbeing

BS Lưu Thị Minh Trang – Chuyên viên tập huấn Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing

Tay là bộ phận vô cùng quan trọng, đáp ứng các nhu cầu về tất cả các mặt của con người, có vai trò cầm nắm, phục vụ các nhu cầu cơ bản nhất như ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi, đến các nhu cầu cao hơn như học tập, lao động hay thậm chí là dùng để thể hiện cảm xúc. Riêng đối với trẻ nhỏ bán tay còn là phương tiện để trẻ khám phá những sự vật xung quanh. Vì những chức năng và vai trò trong nhiều công việc như vậy các chấn thương xảy ra với tay là rất nhiều, đa dạng và có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Do đó, bố mẹ nhất định cần trang bị những kiến thức về sơ cấp cứu các chấn thương ở tay thường gặp để có thể xử trí được khi gặp tình huống bất ngờ.

3. Sơ cấp cứu chấn thương bàn tay:

Chấn thương bàn tay có thể rất đau. Loại chấn thương này có thể bao gồm gãy xương và trật khớp. Nếu bàn tay trẻ chịu lực nghiền, có thể có vết thương hở và đa chấn thương cả phần mềm cả gãy xương. Nếu có vết thương hở, bố mẹ có thể cầm máu cho trẻ bằng cách dùng gạc sạch hoặc một tấm lót sạch (có thể dùng một tấm vải cotton thấm nước, mềm cuộn lại) ép lên vị trí vết thương. Sau khi máu dừng chảy, hãy bình tình sơ cứu cho trẻ theo những bước sau:

  • Bước 1: Nếu không thấy vết thương, bọc bàn tay chấn thương bằng tấm lót mềm. Nâng bàn tay trẻ ở tư thế thoải mái

  • Bước 2: Đặt cánh tay trẻ vào đai treo để giảm sưng nề và giúp trẻ thoải mái hơn trên đường tới bệnh viện.

  • Bước 3: Để giúp trẻ thoải mái hơn,bố mẹ hãy buộc băng gấp dạng rộng quanh cánh tay và thân mình trẻ; sau đó cố định bằng nút thắt ở bên không chấn thương.

  • Bước 4: Đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và xử trí y tế chuyên sâu

Chú ý: Nếu có vết thương hở, hãy kiểm soát chảy máu bằng cách dùng gạc vô khuẩn hoặc tấm lót sạch ép lên vị trí vết thương.

4. Sơ cấp cứu chấn thương ngón tay:

Chấn thương ngón tay rất thường gặp ở trẻ em và có nhiều dạng, từ các vết trầy da, vết cắt đơn giản tới gãy xương hoặc tổn thương dây chằng (ví dụ: chấn thương khi cánh cửa dập vào ngón tay). Chấn thương ngón tay cần được thăm khám vì có một số mạch máu, gân và dây thần kinh ở ngón tay. Chúng có thể bị tổn thương, biến dạng, bầm tím hoặc mất cảm giác tay. Các đầu dây thần kinh ở ngón tay có vị trí khá sát da nên tương đối nhạy cảm vì thế các chấn thương tai vị trí này thường gây đau nhiều so với mức độ tổn thương thực thế. 

  • Bước 1: Dùng băng gạc vô khuẩn hoặc tấm lót sạch (có thể dùng một tấm vải có tính thấm nước) ấn trực tiếp lên vết thương đề cầm máu, lưu ý không ấn quá mạnh. Ngừng ấn nếu trẻ thấy đau vì có thể có gãy xương kèm theo

  • Bước 2: Nâng đỡ ngón tay trẻ, hoặc khuyến khích trẻ tự nâng bằng tay lành để đỡ đau hơn

  • Bước 3: Cố định gạc bằng băng cuộn hoặc băng hình ống là lý tưởng nhất. Để giúp trẻ thoải mái hơn, nẹp ngón tay bị thương vào ngón tay lành bên cạnh.

  • Bước 4: Gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đi viện ngay để được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu.

  • Bước 5: Đỡ cánh tay trong tư thế nâng lên bằng băng tam giác (xem thêm bài “Băng tam giác”) để giúp trẻ thoải mái hơn trên đường tới bệnh viện.

Chú ý: Nếu trẻ đau và/hoặc chảy máu nhiều, có vùng mô bị mất hoặc tổn thương liên quan đến móng tay, hay đưa trẻ đi viện ngay.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay