Các khóa học đã đăng ký

Sơ cấp cứu những chấn thương ở tay (P1) | Wellbeing

BS Lưu Thị Minh Trang – Chuyên viên tập huấn Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing

Tay là bộ phận vô cùng quan trọng, đáp ứng các nhu cầu về tất cả các mặt của con người, có vai trò cầm nắm, phục vụ các nhu cầu cơ bản nhất như ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi, đến các nhu cầu cao hơn như học tập, lao động hay thậm chí là dùng để thể hiện cảm xúc. Riêng đối với trẻ nhỏ bán tay còn là phương tiện để trẻ khám phá những sự vật xung quanh. Vì những chức năng và vai trò trong nhiều công việc như vậy các chấn thương xảy ra với tay là rất nhiều, đa dạng và có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Do đó, bố mẹ nhất định cần trang bị những kiến thức về sơ cấp cứu các chấn thương ở tay thường gặp để có thể xử trí được khi gặp tình huống bất ngờ.

1. Sơ cấp cứu chấn thương cánh tay:

Cách xử trí dưới đây dành cho các chấn thương ở cánh tay, cẳng tay và cổ tay. Lưu ý: hạn chế cử động cánh tay nhất có thể để giảm đau cho trẻ. Ngoài ra bố mẹ hoàn toàn có thể áp dụng nguyên tắc sơ cấp cứu RICE cho những chấn thương phần mềm ở vị trí này (xem thêm bài “Nguyên tắc …..”)

  • Bước 1: Giúp trẻ ngồi xuống. Đỡ cánh tay trẻ và khuyến khích trẻ cũng tự đỡ tay đau bằng tay lành. Đặt một tấm lót mềm xung quanh vùng chấn thương giữ cẳng tay và ngực trẻ.

  • Bước 2: Dùng đai đeo để nâng đỡ tay bị thương. Lưu ý: buộc nút thắt ở bên tay không bị thương

  • Bước 3: Đưa trẻ đến viện để được kiểm tra và xử trí chấn thương chuyên sâu

Chú ý: 

  • Không cho trẻ ăn uống bất cứ thứ gì vì trẻ có thể cần được gây mê

  • Nếu nghi ngờ trẻ bị gãy xương, gọi cấp cứu ngay, sau đó bố mẹ hãy để trẻ nằm ngửa kê tay lên một tấm nệm êm mỏng, giữ nguyên tư thế tay khi tìm thấy trẻ, động viên và vỗ về trẻ trong lúc đợi xe cấp cứu. Quan sát các dấu hiệu của trẻ như sắc mặt, mạch, nhịp thở và sơ cấp cứu ngay nếu trẻ bị sốc (xem thêm bài “Xử trí sốc ở trẻ”)

  • Nếu trẻ không thể gập tay, hãy sơ cứu trẻ như chấn thương khuỷu tay bên dưới

2. Sơ cấp cứu chấn thương khuỷu tay:

Nếu thấy trẻ không thể gập tay được thì có thể trẻ đã bị chấn thương khuỷu tay; cơn đau tăng lên khi cố gắng cử động hoặc thấy có sưng nề quanh khuỷu tay. Hãy giữ cố định  phần chấn thương theo các bước sau  vì các đầu xương  gãy có thể di động gây thêm  tổn thương mạch máu.

  • Bước 1: Giúp trẻ ngồi xuongs và giữ cánh tay ngang qua người. Đặt một tấm lót mềm (như một tấm vải mềm gấp gọn lại) quang vùng khuỷu tay chấn thương

  • Bước 2: Cuốn băng gấp dạng rộng (xem thêm bài “Băng tam giác và cách tạo các loại băng gấp trong sơ cấp cứu”) quang người trẻ, cả ở bên trên và bên dưới khuỷu tay (như hình bên dưới). Thường xuyên theo dõi tuần hoàn máu ở cổ tay để chắc chắn bố mẹ không quấn băng quá chặt (để kiểm tra, ấn vào móng tay trẻ hoặc mảng da phía trên phần được quấn băng rồi thả ra. Da sẽ hồng nhanh trở lại, nếu không hãy nới lỏng băng cuốn)

Chú ý:

  • Không cho trẻ ăn uống bất cứ thứ gì vì trẻ có thể cần được gây mê

  • Không cố duỗi thẳng hoặc gập khuỷu tay trẻ, cố gắng sơ cứu cho trẻ ở ngay tư thế bạn tìm thấy trẻ

  • Nếu băng cuốn làm trẻ đau, hãy đỡ trẻ nằm xuống, cánh tay đặt thoải mái ngang qua người. Sau đố bố mẹ ngay lập tức gọi xe cứu thương.

3. Sơ cấp cứu vết cắt và chảy máu ở tay: Vết cắt ở tay có thể gây chảy máu nhiều do có nhiều mạch máu. Bố mẹ hãy bình tĩnh thực hiện các bước sơ cứu sau:

Bước 1: Rửa sạch tay trước khi sơ cứu để tránh nhiễm trùng vết thương.

Bước 2: Dùng một miếng gạc sạch hoặc vải sạch ấn nhẹ lên vết thương để cầm máu.

Bước 3: Khi máu đã ngừng chảy, rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.

Bước 4: Băng vết thương bằng băng gạc sạch. Nếu vết cắt sâu hoặc máu không ngừng chảy sau 10 phút ấn, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

 

4. Sơ cấp cứu bỏng ở tay: Bỏng có thể do nước sôi, lửa, hóa chất hoặc điện giật gây ra. Khi trẻ bị bỏng tay, bố mẹ cần xử trí ngay để hạn chế tổn thương:

Bước 1: Đưa tay trẻ vào dòng nước mát chảy nhẹ trong 10-15 phút để làm dịu vùng bỏng.

Bước 2: Không chọc vỡ bọng nước nếu có. Nếu bọng nước vỡ, hãy băng lại bằng gạc vô trùng.

Bước 3: Không bôi kem, dầu hay bất kỳ chất gì lên vết bỏng.

Bước 4: Nếu vùng bỏng rộng hoặc sâu, đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

 

5.Sơ cấp cứu khi bị ong đốt ở tay: Ong đốt có thể gây đau rát, sưng nề hoặc thậm chí phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Bước 1: Dùng nhíp gắp ngòi ong ra nếu còn sót.

Bước 2: Rửa sạch vùng bị đốt bằng nước và xà phòng.

Bước 3: Đắp đá lạnh lên vùng sưng để giảm đau.

Bước 4: Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng như khó thở, nổi mẩn toàn thân, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Là đơn vị đào tạo sơ cấp cứu uy tín, mang đến các khóa học sơ cấp cứu chất lượng cao. Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thiết kế chương trình học sơ cấp cứu giúp bạn và tổ chức trang bị kỹ năng ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia khóa học sơ cấp cứu của chúng tôi ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay