Các khóa học đã đăng ký

Sơ cấp cứu các dị vật trên da: Tuy đơn giản mà lại phức tạp| Wellbeing

BS Nguyễn Hoàng Nguyên – Điều phối dự án Sơ cấp cứu Tổ chức
Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.

Sơ cấp cứu dị vật đâm vào da là một trong những sơ cấp cứu thường gặp, dị vật đâm vào da mang theo nguy cơ nhiễm trùng cao vì hầu hết các vật này không sạch sẽ. Loại bỏ chúng đúng cách sẽ làm giảm các tổn thương tại chỗ và giúp da bình phục nhanh chóng.

1. Sơ cấp cứu các mảnh vụn - “dằm” đâm vào tay

Sơ cấp cứu các mảnh vụ đâm vào tay bao gồm các mảnh vụn nhỏ của gỗ, kim loại hoặc thủy tinh. Các mảnh vụ này có thể gây ra các nhiễm trùng tại chỗ với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau và có thể chảy mủ. Thông thường có thể loại bỏ bằng nhíp, tuy nhiên nếu mảnh vụn cắm sâu vào da, nằm trên khớp hoặc trong một khớp rất khó lấy ra thì chúng ta nên giữ nguyên và đưa nạn nhân tới trung tâm y tế.

Vậy mục tiêu của chúng ta là gì?

  • Loại bỏ các mảnh vụn

  • Giảm thiểu khả năng nhiễm trùng.

Các bước sơ cấp cứu bao gồm:

  • Bước 1: Nhẹ nhàng làm sạch nơi bị mảnh vụn đâm vào bằng xà phòng và nước ấm

  • Bước 2: Cầm nhíp ở gần đầu gắp để có độ chắc chắn hơn. Kẹp vào mảnh vụ ở vị trí sát da nhất.

  • Bước 3: Rút mảnh vụ ra theo đường thẳng, giữ nguyên góc như khi nó dâm vào da. Cố gắng không làm gãy hoặc võ vụn dị vật.

  • Bước 4: Ép chặt vết thương để nặn ra chút máu. Cách này giúp đẩy bỏ dị vật, bụi bẩn còn sót lại trong vết thương. Làm sạch và lau khô vết thương rồi băng lại

2. Sơ cấp cứu trong trường hợp đặc biệt: Mảnh vụn đâm sâu

Mảnh vụn đâm sâu thường rất khó rút ra, do đó chúng ta không có gắng chọc ngoáy vào vùng đó bằng các vật nhọn như đầu kim, dao díp… vì có thể làm nhiễm khuẩn vết thương.

Điều nên làm ở đây đó là đắp gạc quanh vết thương cho đến khi che phủ mạnh vụn mà không đè mạnh lên vùng tổn thương. Sau đó nhanh chóng tìm kiến sự trợ giúp của nhan viên y tế.

3. Một số điểm cần chú ý

Nguy cơ cao của các mảnh vụn đâm vào da đó là nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể gặp phải đó là uốn ván, do đó chúng ta phải đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế trong trường hợp sau đây:

Vết thương của nạn nhân rất bẩn

Nạn nhân chưa được tiêm phòng uốn ván 

Những tổn thương do mảnh vụn đâm vào da có thể gây đau đớn và lo sợ nhưng thường không để lại hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân. Do đó hãy bình tĩnh và sơ cấp cứu chính xác để nạn nhân có thể hồi phục nhanh chóng.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay