Các khóa học đã đăng ký

Vị trí dán điện cực máy khử rung tim/máy sốc tim/máy AED?| WELLBEING

Bài viết được tổng hợp bởi Hoàng Văn Cường | Chuyên viên tập huấn, dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.
Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing
AED là viết tắt của Automated External Defibrillator nghĩa là máy khử rung tim tự động ngoài lồng ngực. Mặc dù, AED hoàn toàn tự động phân tích và đưa ra những hướng dẫn cho người sơ cấp cứu, nhưng không có những chỉ dẫn cụ thể về vị trí đặt điện cực sao cho phù hợp với tình trạng của nạn nhân. Tùy vào tình trạng của nạn nhân mà cách dán điện cực cũng được đặt ở các vị trí khác nhau.

                      Tham khảo các dòng máy sốc điện/máy khử rung tim/máy AED: TẠI ĐÂY

1. Vị trí dán điện cực AED cho người trưởng thành
Thông thường, ở người trưởng thành (Không phân biệt giới tính), vị trí đặt miếng dán điện cực sẽ ở hai điểm như sau: một điện cực sẽ dán ở bên phải xương ức ngay dưới vị trí xương đòn, một miếng dán ở mạn sườn bên trái..
Theo khuyến nghị của Hội đồng An toàn Anh Quốc, không được dùng máy AED cho trẻ dưới 1 tuổi, trẻ từ 1 đến 8 tuổi hoặc có cân nặng dưới 25kg nên dùng điện cực dành riêng cho trẻ em. Vị trí đặt miếng dán điện cực có đôi chút khác so với cách dán của người lớn : một miếng dán sẽ gắn ở chính giữa lồng ngực và một sẽ gắn chính giữa 2 xương bả vai trẻ sao cho hai miếng dán điện cực cùng nằm dọc.

Thuốc qua da
Không nên đặt điện cực AED trên miếng dán thuốc qua da (ví dụ: miếng dán nitroglycerin, nicotine, thuốc giảm đau, liệu pháp thay thế hormone hoặc thuốc hạ huyết áp) vì miếng dán có thể ngăn chặn sự truyền năng lượng vào tim và có thể gây bỏngnhỏ đến da. cực.Hãy loại bỏ bất kì miếng dán tại vị trí cần dán điện cực bằng tay có đi găng, sau đó lau lại các vị trí này trước khi gắn điện cực.

Vật cản trở
Nếu vị trí đặt miếng dán điện cực có những thứ làm cản trở sự tiếp xúc giữa da và điện cực thì cần loại bỏ chúng trước khi dán điện cực, ví dụ như lông ngực, nước trên bề mặt ngực...
                      Tham khảo các dòng máy sốc điện/máy khử rung tim/máy AED: TẠI ĐÂY
Máy tạo nhịp tim cấy ghép và máy khử rung tim cấy ghép
Người thương vong có thể có máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim cấy ghép (ICD) được cấy vào vùng ngực nơi có một trong những miếng đệm điện cực. Nếu bạn quan sát thấy một vết sẹo nhỏ và một cục có kích thước hộp diêm trên ngực, hãy đặt lại các điện cực cách xa ít nhất 2,5 cm (1 inch). Nếu một ICD đã ở trong chuỗi sốc (ví dụ, cơ bắp của bệnh nhân cothắt theo cách tương tự như đã được quan sát trong quá trình khử rung tim bên ngoài), hãy chờ 30 đến 60 giây để ICD hoàn thành chu kỳ điều trị trước khi gây sốc từ AED.

Trang sức cơ thể
Nếu dây chuyền hoặc đồ trang sức cơ thể khác cản đường hoặc trong vòng 2,5cm đặt miếng đệm điện cực, hãy tháo đồ trang sức trước khi sử dụng AED.

Chấn thương
Đặt miếng đệm điện cực lên ngực nếu chấn thương không can thiệp vào vị trí. Trong trường hợp, vị trí đặt miếng dán điện cực thuông thường bị tổn thương chúng ta có thể đặt ở các vị trí dán điện cực khác. Vị trí được chấp nhận đặt miếng dán điện cực là phía trên thành ngực bên phải và bên trái (biaxillary) hoặc miếng dán điện cực bên trái ở vị trí tiêu chuẩn và miếng dán điện cực khác ở phía trên bên phải hoặc bên trái phía trên. Luôn luôn tham khảo ý kiến ​​với nhà sản xuất AED của bạn để biết được vị trí đặt điện cực thay thế.
                      Tham khảo các dòng máy sốc điện/máy khử rung tim/máy AED: TẠI ĐÂY
Thai kỳ
Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra việc sử dụng AED có ảnh hưởng tới thai nhi, vị trí dán miếng dán điện cực vẫn nhưng vị trí dán thông thường của người lớn.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay