Các khóa học đã đăng ký

VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU NGHIÊM TRỌNG: NGUY CẤP NẾU KHÔNG XỬ LÝ NHANH! | WELLBEING

Trịnh Hương Ly – Chuyên gia tập huấn Sơ cấp cứu

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Vết thương chảy máu là điều có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, trong quá trình sinh hoạt, làm việc hoặc không may gặp tai nạn. Với các vết thương chảy máu nghiêm trọng, việc không xử lý kịp thời hoặc xử lý không đúng cách có thể kiến nạn nhân nguy kịch và đau đớn hơn.

Máu là gì?

Máu là một trong những yếu tố quyết định để duy trì sự sống. Máu mang oxy và dinh dưỡng đến tất cả các bộ phận trên cơ thể, để các bộ phận này có thể hoạt động bình thường. Máu cũng mang khí CO2 và các vật chất thừa (waste materials) qua phổi, thận và hệ thống tiêu hóa để đào thải ra khỏi cơ thể. Máu cũng “chiến đấu” với nhiễm trùng và mang nội tiết tố đi khắp cơ thể. Cơ thể một người trưởng thành có khoảng từ 4.5 – 5.4 lít máu.

Máu được tạo thành từ các tế bào máu và huyết tương. Huyết tương là một chất lỏng màu vàng có chứa dinh dưỡng, protein, hóc môn và chất thải. Các tế bào máu thuộc các loại khác nhau sẽ có các nhiệm vụ khác nhau.

wellbeing-chay-mau

Máu được truyền đi trong cơ thể như thế nào?

Với mỗi nhịp đập, tim bơm máu đi khắp cơ thể, mang theo oxy trong mỗi tế bào máu. Sau khi đưa oxy đi, máu trở về tim. Tim bơm máu đến phổi để nhận thêm oxy. Quá trình này được lăp đi lặp lại.

Hệ tuần hoàn được hình thành bởi các mạch máu mang oxy đi từ tim và trở về tim. Các loại mạch máu bao gồm:

  1. Động mạch: Động mạch là các mạch máu lớn mang máu từ tim đến các phần còn lại của cơ thể.

  2. Máu sau đó đi qua các tĩnh mạch trở lại tim và phổi, do đó có thể nhận được nhiều oxy hơn để đưa máu trở lại cơ thể thông qua các động mạch.

  3. Mao mạch: Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ, nối giữa tĩnh mạch và động mạch.

Khi tim đập, bạn có thể cảm nhận được máu được truyền đi trong cơ thể tại các điểm mạch như cổ hay cổ tay, nơi các động mạch lớn và đầy mạch ở gần bề mặt da.

wellbeing-chay-mau

Tại sao có vết thương chảy máu?

Chảu máu là hiện tượng mất máu khỏi cơ thể. Vết thương chảy máu có thể ở ngoài da hoặc dưới da. Bạn có thể bị chảy máu nếu trên da có vết cắt hoặc các vết thương khác. Chảy máu có thể là kết quả của chấn thương nội tạng.

Nếu bạn bị các vết thương chảy máu nhỏ, máu chảy theo giọt, đó là khi mao mạch bị tổn thương. Nếu máu chảy thành dòng, đó là các vết thương tĩnh mạch. Nếu máu phun thành tia và theo nhịp đập của tim, đó là vết thương động mạch.

wellbeing-chay-mau

Các vết thương chảy máu nghiêm trọng là vết thương tĩnh mạch và động mạch. Nếu không xử trí nhanh, nạn nhân có thể bị choáng, sốc hoặc tử vong do mất máu quá nhiều.

Xử trí vết thương chảy máu nghiêm trọng

1.Tạo áp lực trực tiếp lên vết thương

Tạo áp lực trực tiếp lên vết thương bằng những ngón tay hoặc lòng bàn tay bạn, sử dụng một miếng gạc vô khuẩn hoặc miếng lót sạch, không phủ lông. Nếu bạn không có gạc, hãy yêu cầu nạn nhân tự tạo áp lực. Cởi bỏ hoặc cắt quần áo nếu cần.

2. Nếu có dị vật trong vết thương

Ấn lên các bờ của vùng dị vật đang cắm vào vết thương để kiểm soát chảy máu. Không được ấn trực tiếp lên dị vật và không được cố gắng lấy nó ra.

3.Gọi cho trợ giúp cấp cứu

wellbeing-cap-cuu

Gọi 115 cho trợ giúp cấp cứu – lý tưởng nhất là nhờ một người khác giúp làm việc này. Báo cho đội điều hành xe cấp cứu về chi tiết của chấn thương và mức độ chảy máu.

Lưu ý: Việc garo không được khuyến khích trong hầu hết các trường hợp, bởi có thể cản trở máu lưu thông đến các phần bộ phận dưới vết thương, có thể gây hoại tử và phải cắt bỏ. Chỉ nên garo khi các biện pháp cầm máu khác không có tác dụng.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay