Các khóa học đã đăng ký

TRẬT KHỚP KHI CHƠI THỂ THAO: BẠN CÓ THỂ LÀM NHỮNG ĐIỀU NÀY CHO ĐỒNG ĐỘI CỦA MÌNH | WELLBEING

Trịnh Hương Ly – Chuyên gia tập huấn Sơ cấp cứu

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Trật khớp là một dạng tổn thương dễ gặp phải khi chơi thể thao, thậm chí ngay cả trong các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Trật khớp là thuật ngữ khoa học cho dạng tổn thương này, tuy nhiên thường được gọi với các cụm từ khác dựa theo bộ phận bị đau như trẹo chân, trẹo cổ tay, trật chân v.v. Nếu chẳng may đồng đội của bạn bị trật khớp trong khi chơi, bạn hoàn toàn có khả năng xử lý để giảm thiểu các tổn thương nặng nề hơn.

wellbeing-trat-khop

Trật khớp là bị làm sao ?

 Ở dạng tổn thương này, các đầu xương cấu tạo nên khớp một phần hoặc hoàn toàn lệch khỏi vị trí bình thường. Trật khớp có thể diễn ra do lực tác động mạnh vào xương hoặc do sự co cơ bất thường. Đây là một tổn thương đau đớn, diễn ra phần lớn ở khớp vai, khớp gối, khớp hàm và các khớp ở ngốn tay cái hoặc các ngón tay khác. Trật khớp có thể phối hợp với đứt dây chằng , hoặc với tổn thương màng hoạt dịch.

 Trật khớp có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng. Nếu xương đốt sống bị trật khớp, tuỷ sống có thể bị tổn thương. Trật khớp vai hoặc khớp háng có thể phá huỷ các dây thần kinh lớn, kết quả dẫn đến liệt chi trên, chi dưới hoặc đồng thời. Một trật khớp bất kì có thể bao gồm cả gãy xương.

wellbeing-trat-khop

Làm thế nào để biết nạn nhân bị trật khớp?

wellbeing-trat-khop

Hãy quan sát các dấu hiệu sau đây ở nạn nhân. Nếu nạn nhân có những dấu hiệu này, anh ta có khả năng đã bị trật khớp:
 

  • “Đau đớn”, nhiều cơn đau

  • Mất khả năng vận động

  • Sưng nề hoặc bầm tím quang khớp bị ảnh hưởng

  • Ngắn, cong hoặc hình dạng bất thường của vùng tổn thương.

Những điều bạn có thể làm

Khi sơ cứu trật khớp, mục tiêu của người sơ cứu chính là hạn chế cử động ở vị trí tổn thương và hạn chế tổn thương thêm trong quá trình vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Hãy ghi nhớ và làm những điều sau:

  1. Khuyên bệnh nhân giữ bình tĩnh. Ví dụ, trong trường hợp bệnh nhân nam bị trật khớp vai, giúp bệnh nhân đó tìm tư thế mà tay bị tổn thương cảm thấy dễ chịu nhất.

  2. Bất động tay bị tổn thương bằng nẹp hoặc sử dụng gạc hoặc/ và băng cuộn lớn cho chân tổn thương ở tư thế mà bệnh nhân cảm thấy dễ chịu nhất

  3. Ngoài ra, với tổn thương ở cánh tay, cố định chi đó với ngực bằng việc dùng một băng cuộn dài quốn quanh ngực và nẹp.

  4. Sắp xếp để chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Điều trị sốc nếu cần thiết. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân trong khi đợi xe cứu thương đến giúp đỡ.

  5. Kiểm tra lưu thông máu ở dưới vị trí băng 10 phút/1 lần. Đảm bảo băng không quá lỏng nhưng cũng không quá chặt làm cản trở đường máu lưu thông

CẢNH BÁO

  • Không cố gắng đưa đầu khớp của xương bị trật vào trong ổ khớp của nó bởi điều này có thể gây nhiều tổn thương hơn.

  • Không được di chuyển bệnh nhân đến khi phần bị tổn thương được cố định và hỗ trợ, trừ khi bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.

  • Với tổn thương bàn tay hoặc cánh tay, cần tháo vòng tay, nhẫn và đồng hồ trong trường hợp có sưng nề.

  • Không cho phép bệnh nhân ăn hoặc uống bởi vì bệnh nhân có thể cần được gây mê khi cần thiết

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay