Các khóa học đã đăng ký

Tổn thương ở đầu – nỗi lo và thực tế| Wellbeing

BS Nguyễn Hoàng Nguyên | Điều phối dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Tổn thương ở đầu có thể chảy rất nhiều máu, điều này khiến cho vết thương trông tệ hơn nhiều so với thực tế. Những chấn thương ở vùng đầu có thể gây nên khối máu tụ trong sọ, nạn nhân có thể tỉnh táo sau khi va chạm nhưng sau đó khối máu tụ dần to hơn khiến nạn nhân lơ mơ và mất ý thưc. Cần đưa tất cả nạn nhân có tổn thương vùng đầu để theo dõi, dù nạn nhân tỉnh hay không tỉnh.

1. Tổn thương ở đầu, máu chảy và nỗi sợ.

Do số lượng mạch máu nhỏ nằm dưới da đầu là rất nhiều, nên bất kỳ vết cắt nhỏ hoặc trầy xước nào cũng có thể gây chảy máu rất nhiều, khiến vết thương trông tệ hơn rất nhiều so với thực tế. Giữ bình tĩnh là điều đầu tiên bạn cần làm trong trường hợp này. Tuy nhiên, với một số trường hợp, vết thương da đầu có thể đi kèm các tổn thương nghiêm trọng khác như vỡ xương sọ hoặc có thể liên quan tới tổn thương vùng cột sống cổ.

Khi đánh giá một vết thương ở vùng da đầu, hãy xem liệu có bất kỳ mảnh vỡ hoặc dị vật nào ở vết thương. Bình tĩnh và xác định định vị trí bị chấn thương, đánh giá mức độ nghiêm trong sau đó thực hiện cầm máu theo các bước sau:

Bước 1: Nếu có bất cứ miếng da lệch chỗ nào tại vùng tổn thương, hãy cẩn thật đặt chúng lại vị trí. Trấn an nạn nhân

Bước 2: Che phủ vết thương bằng gạc vô khuẩn hoặc gạc sạch, không xơ. Ép chặt và trực tiếp lên tấm gạc để giúp kiểm soát chảy máu, làm giảm lưu lượng máu mất đi và giảm thiểu nguy cơ gây sốc

Bước 3: Cố định tấm gạc bằng băng cuộn để giữ miếng gạc chắc chắn và đảm bảo được lực ép.

Bước 4: Giúp nạn nhân nằm xuống, đầu và vai nâng cao hơn một chút. Nếu nạn nhân ngất hoặc thấy choáng váng hoặc có bất cứu dấu hiệu nào của sốc, hãy gọi cấp cứu 115. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sống – nhịp thở, mạch và ý thức trong khi chờ sự trợ giúp của nhân viên y tế.

2. Tổn thương ở đầu, sự chủ quan chết người.

Khối máu tụ trong sọ do chấn thương hình thành từ từ. Khi khối máu tụ còn nhỏ, bệnh nhân vẫn hoạt động do não bộ có sự tự điều chỉnh áp lực trong sọ. Khi khối máu tụ lớn hơn, áp lực trong sọ tăng dần khiến nạn nhân rơi vào trạng thái phản ứng chậm, mất dần ý thức hoặc hôn mê. 

Tình trạng này thường xảy ra ở những nạn nhân bị chấn thương đầu nhưng tỉnh ngay sau đó hoặc những nạn nhân sau tai nạn, tỉnh táo nhưng không nhớ được tại sao họ ngã hoặc họ ngã khi nào. Đưa nạn nhân bị tổn thương đầu vào viện kiểm tra là việc nên làm. Những dấu hiệu nhận biết một nạn nhân bị chấn thương đầu nghiêm trọng bao gồm

- Nạn nhân suy giảm phản ứng hoặc bất tỉnh trong thời gian ngắn

- Có vết thương ở đầu

- Đau đầu âm ỉ

- Chóng mặt, buồn nôn, nôn. Sau nôn nạn nhân đỡ đau đầu và chóng mặt

- Không nhớ mình ngã ở đâu, khi nào và tại sao lại ngã.

Sự chủ quan của nạn nhân và người nhà có thể khiến cho việc phát hiện máu tụ nội sọ bị bỏ qua. Những nạn nhân còn tỉnh thì sẽ có nhiều cơ hội được cứu sống, nhiều cơ hội không để lại di chứng hơn khi được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay