Sốc do mất máu – tình trạng nguy hiểm tính mạng | Wellbeing
BS Nguyễn Hoàng Nguyên | Điều phối dự án Sơ cứu nhanh – Giành cảm xúc
Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing
Sốc do mất máu xuất hiện nếu cơ thể mất khoảng 1/5 thể tích máu bình thường. Đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, do thiếu máu đến các cơ quan trọng của cơ thể như tim và não. Sốc có thể nặng thêm do tình trạng đau và sợ hãi. Trấn an nạn nhân và giúp họ cảm thấy thoải mái có thể giảm thiểu sự tiến triển của sốc.
1. Sốc do mất máu là gì?
Là một tình trạng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng xảy ra khi hệ tuần hoàn suy giảm chức năng, dẫn đến các cơ quan duy trì sự sống của cơ thể là tim và não thiếu oxy. Yêu cầu can thiệp cấp cứu ngay lập tức trong trường hợp này để có thể cứu sống nạn nhân. Sốc có thể nặng thêm do tình trạng đau và sợ hãy. Giảm thiểu nguy cơ tiến triển của sốc bằng cách trấn an nạn nhân và giữ họ bình tĩnh.
Nguyên nhân là do mất máu ồ ạt. Nếu lượng máu mất khoảng 1/5 thể tích máu bình thương, tương đương với 0,8 – 1 lít, sẽ dẫn tới sốc. Tình trạng mất máu ồ ạt có thể liên quan đến chảy máu bên ngoài cơ thể hoặc chảy máu nội tạng, hoặc chảy máu vào các khoang (khoang miệng, mũi…), hoặc tổn thương mạch máu do gãy xương .
Tuy nhiên, không phải chỉ có mất máu mới gây sốc. Trong một số trường hợp, khi lượng máu vẫn có đủ nhưng tim bị giảm khả năng không thể bơm máu đi quanh cơ thể, chẳng hạn do bệnh lý nặng của tim hoặc cơn nhồi máu cơ tim.
2. Ảnh hưởng của mất máu tới cơ thể
Thể tích dịch mất | Ảnh hưởng lên cơ thể |
0,3 - 0,5 lít | Ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng; lượng máu thường được lấy trong khi hiến máu |
Dưới 2 lít | - Các hormone như adrenalin được tiết ra, làm tăng nhịp tim và gây chảy mồ hôi - Các mạch máu nhỏ ở các vùng ít quan trọng như ở da (mạch máu ngoại vi) được đóng lại để giữ cho máu đến các cơ quan thiết yếu - Có dấu hiệu hiệu của sốc |
2 lít hoặc nhiều hơn (1/3 thể tích máu trung bình của một người trưởng thành) | - Không bắt được mạch ở cổ tay - Nạn nhân sẽ dần dần bất tỉnh - Hô hấp sẽ giảm và cuối cùng là ngừng tim |
3. Dấu hiệu của sốc do mất máu:
Ban đầu:
- Mạch nhanh
- Da nhợt, lạnh và ẩm
- Vã mồ hôi
Sốc tiến triển:
- Thở nhanh, nông
- Mạch yếu. Mạch ở cổ tay biến mất nghĩ là khoảng 1/3 thể tích máu đã mất
- Da tím tái, nhất là mặt trong của môi. Móng tay khi ấn vào sẽ không trở lại màu sắc ban đầu ngay
- Mệt mỏi và choáng váng
- Buồn nôn và có thể nôn
- Khát nước
Khi nguồn cung cấp oxy cho não giảm đi:
- Vật vã kích động.
- Ngáp và thở ngáp cá để lấy không khí
- Nạn nhân mất ý thức, không còn phản ứng
- Cuối cùng, tim sẽ ngừng đập
4. Xử trí sốc do mất máu như thế nào?
Mục tiêu:
- Nhận biết được sốc
- Xử trí bất cứu nguyên nhân gây chảy máu ồ ạt
- Cải thiện lượng máu cung cấp tới não và phổi của nạn nhân
- Đưa nạn nhân tới viện khẩn cấp
Cách xử trí:
Bước 1: Nhanh chóng xử trí mọi nguyên nhân gây chảy máy ồ ạt mà bạn phát hiện ra
Bước 2: Giúp nạn nhân nằm xuống một tấm thảm hoặc chăn nếu có sẵn, giúp nạn nhân không bị lạnh. Nâng và đỡ chân nạn nhân cao hơn tim để tăng cường lượng máu tới các cơ quan quan trọng
Bước 3: Gọi cấp cứu 115. Thông báo nghi ngờ có người bị sốc mất máu
Bước 4: Nới lỏng phần cổ áo, cà vạt, thắt lưng để hạn chết chèn ép
Bước 5: Ủ ấm cho nạn nhân bằng cách dùng chăn hoặc áo choàng
Bước 6: Theo dõi và ghi lại dấu hiệu sinh tồn bao gồm nhịp tim, nhịp thở và mức độ tỉnh táo trong khi chờ đợi sự hỗ trợ.
Nhận biết và phát hiện sớm những biểu hiện của sốc do mất máu sẽ giúp nạn nhân có thể thoát khỏi cơn hiểm nguy, bảo toàn mạng sống và có thể nhanh chóng phục hồi.
Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây