Các khóa học đã đăng ký

SƠ CẤP CỨU TRỤY TIM | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Sơ cấp cứu truỵ tim là hành động vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân vượt qua cơn nguy kích trước mắt. Truỵ tim thường xảy ra đột ngột và có ít dấu hiệu nhận biết trước. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu và bình tĩnh xử lý rất có ích cho nạn nhân. Chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết một số dấu hiệu và cách sơ cấp cứu khi gặp phải tình huống này.

 

so-cap-cuu-truy-tim

Một con đau tim xảy ra khi dòng máu chảy đến tim bị chặn. Sự tắc nghẽn thường là sự tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác, tạo thành một mảng bám trong các động mạch nuôi dưỡng tim (động mặt vành). Các mảng bám cuối cùng vỡ ra và tạo thành một cục máu đông. Lưu lượng máu bị gián đoạn có thể làm hỏng hoặc phá huỷ một phần của cơ tim. Tác động của một cơn truỵ tim tuỳ thuộc vào mức độ khối cơ tim bị ảnh hưởng; nhiều nạn nhân có thể phục hồi hoàn toàn.

1. Các dấu hiệu sớm.

Đừng chờ đợi để được giúp đỡ nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo đau tim nào vì một số cơn đau tim đến đột ngột và dữ dội.  Dưới đây là một số dấu hiệu sớm báo động tình trạng người bệnh có thể gặp phải truỵ tim:

  • Khó chịu ở ngực: Hầu hết các cơn đau tim liên quan đến sự khó chịu ở vùng ngực kéo vài phút hoặc có thể biến mất ngay sau đó. Đây là là cảm giác lồng ngực bị ép, đẩy…

  • Khó chịu ở các khu vực khác của cơ thể: Các triệu chứng có thể bao gồm đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, hàm…

  • Khó thở: Điều này xảy ra có hoặc không có khó chịu ở ngực.

  • Các dấu hiệu khác: Các dấu hiệu khác có thể bao gồm toát mồ hôi lạnh, buồn nôn hoặc chóng mặt…

2. Các dấu hiệu đánh giá nạn nhân bị truỵ tim.

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết nạn nhân khi họ đang bị truỵ tim. Những dấu hiệu dưới đây là đặc trưng cho cơn truỵ tim nên khi gặp bệnh nhân có những triệu chứng này, bạn cần nhanh chóng chuẩn bị sơ cấp cứu cho nạn nhân:

  • Đau ngực như bóp nghẹt, lan tới một hoặc cả hai cánh tay hoặc quai hàm mà không giảm đi khi nghỉ ngơi.

  • Thở hổn hển.

  • Cảm giác khó chịu, giống như khó tiêu, ở vùng bụng trên.

  • Ngã khuỵu xuống, mà không lường trước.

  • Đột ngột chóng mặt hay choáng ngất.

  • Nạn nhân có cảm giác bất an.

  • Da nhợt và môi tím tái.

  • Mạch nhanh, nhỏ hoặc không đều.

  • Vã mồ hôi.

  • Thở gấp để lấy không khí (thiếu không khí)

3. Sơ cấp cứu nạn nhân truỵ tim

  • Bước 1: Gọi trợ giúp cấp cứu

Khi nạn nhân có dấu hiệu trên, việc đầu tiên bạn cần làm là gọi hỗ trợ từ tổng đài Cứu thương 115. Bạn cần báo với người trực tổng đài rằng bạn nghi ngờ tình trạng truỵ tim xảy ra với nạn nhân. Ngoài ra bạn cần gọi hỗ trợ từ mọi người xung quanh để huy động được nhiều sự hỗ trợ.

so-cap-cuu-truy-tim

  • Bước 2: Giúp nạn nhân được thoải mái

Tư thế nửa nằm, nửa ngồi sẽ được áp dụng trong tình huống này giúp nạn nhân được thoải mái nhất. Đỡ đầu và vai nạn nhân, đặt đệm lót dưới đầu gối của họ. Sau đó trấn an nạn nhân.

so-cap-cuu-truy-tim

  • Bước 3: Cho nạn nhân dùng thuốc.

Hỗ trợ nạn nhân dùng đủ một liều 300 mg thuốc viên aspirin, khuyên họ nhai chậm viên thuốc. Nếu nạn nhân có thuốc viên hoặc thuốc xịt đau ngực, thì giúp họ sử dụng thuốc đó.

so-cap-cuu-truy-tim

  • Bước 4: Theo dõi nạn nhân

Khuyến khích nạn nhân nghỉ ngơi, hạn chế mọi người tập trung xung quanh nạn nhân. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn: Nhịp thở, mạch, sự phản ứng của nạn nhân cho đến khi có nhân viên hỗ trợ đến nơi.

4. Một số lưu ý khi thực hiện Sơ cấp cứu Truỵ tim.

  • Phòng tránh trường hợp nạn nhân ngã khuỵu bất ngờ.

  • Không cho nạn nhân dùng thuốc aspirin nếu bạn biết họ có dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc dưới 16 tuổi.

  • Nếu nạn nhân bất tỉnh, bạn cần sẵn sàng thực hiện kỹ năng Hồi sức tim phổi.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay