Các khóa học đã đăng ký

SƠ CẤP CỨU TRONG TRƯỜNG HỢP HOẢ HOẠN – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing 

Sơ cấp cứu khi hoả hoạn cần chú ý việc vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường trước khi tiến hành các thủ thuật. Khói là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trong các tai nạn này, nó có thể làm cho cả nạn nhân và những người sơ cấp cứu gặp nguy hiểm. Chính vì vậy, cần lưu ý một số những điều sau khi bạn là người sơ cấp cứu trong tai nạn hoả hoạn.

so-cap-cuu-trong-truong-hop-hoa-hoan

Một đám cháy cần ba yếu tố để khởi phát và duy trì: mồi lửa (một tia lửa hoặc ngọn lửa); nguồn nhiên liệu (xăng, gỗ hoặc vải); và oxy (không khí). Đây là được coi là “tam giác lửa” và chúng ta chỉ cần loại bỏ một trong ba yếu tố trên thì có thể phá vỡ nó.

  • Loại bỏ vật liệu dễ cháy như: Giấy hay thùng các-tông trên đường lan của lửa vì chúng là nguồn nhiên liệu cho đám cháy.

  • Cắt nguồn cung cấp oxy cho đám cháy bằng cách đóng chặt cửa hoặc phủ chăn lên ngọn lửa. Cách này làm ngọn lửa bị thiếu oxy và tắt.

  • Tắt bộ phận đánh lửa hoặc cắt nguồn cung nhiên liệu (nếu có) như: Tắt bếp ga, khoá van ga…

1. Sơ cấp cứu nạn nhân ở nhà cao tầng.

Nếu bạn nhìn thấy hoặc nghi ngờ có cháy ở một tòa nhà cao tầng, hãy kích hoạt chuông báo cháy gần nhất. Bình tĩnh và nhanh chóng tìm giải pháp “dập lửa, thoát hiểm” bằng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn, nước…. Cố gắng giúp mọi người thoát khỏi tòa nhà mà không gây nguy hiểm cho bản thân. Đóng cửa phía sau lưng để ngăn không cho đám cháy lan ra. Nếu bạn đang ở trong một toàn nhà công cộng, hãy dùng các lối thoát hiểm và tìm kiếm các điểm tập trung bên ngoài tòa nhà.

Bạn nên biết rõ các bước sơ tán ở nơi làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở một nơi không quen thuộc, hãy đi theo các biển chỉ dẫn lối thoát hiểm và tuân theo mọi chỉ dẫn của nhân viên cứu hỏa. Khuyến khích mọi người rời khỏi toà nhà bình tĩnh nhưng nhanh cóng qua lối thoát hiểm gần nhất. Nếu phải sử dụng cầu thang bộ, hãy đảm bảo họ không chen lấn và ngã xuống.

2. Ứng phó với việc quần áo bị cháy.

  • Giúp nạn nhân không rơi vào trạng thái hoảng loạn: chạy xung quanh hoặc chạy ra ngoài. Mọi chuyển động hoặc làn gió nhẹ đều có thể thổi bùng ngọn lửa lên thêm.

  • Giúp nạn nhân nằm xuống sàn. Nếu có thể, hãy cuốn chặt nạn nhân trong chăn chịu nhiệt hoặc vải dày như áo khoác, màn rèm, chăn (không phải loại nylon) hoặc thảm trải sàn.

  • Lăn nạn nhân trên mặt đất đến khi dập tắt được ngọn lửa. Điều trị các vết bỏng (nếu có).

3. Khói – kẻ giết người thầm lặng trong các đám cháy.

Mọi đám cháy trong không gian khép kín đều tạo ra lớp không khí rất nguy hiểm với nồng độ oxy thấp và có thể bị ô nhiễm bởi khí CO và các loại khói bụi độc hại khác. Không bao giờ tiến vào một tòa nhà đầy khói hoặc mở cửa dẫn ra đám cháy. Hãy để đội cứu hỏa làm việc này.

  • Khi bạn bị mắc kẹt trong tòa nhà đang cháy, nếu có thể, hãy đi tới căn phòng ở mặt trước tòa nhà và có cửa sổ, rồi đóng cửa chính lại. Chặn khe hở dưới cánh cửa chính bằng thảm trải sàn hoặc loại vải dày tương tự để giảm thiểu lượng khói vào phòng. Mở cửa sổ và kêu cứu.

  • Cúi thấp người nếu bạn phải vượt qua một căn phòng đầy khói: không khí dưới sàn nhà là sạch nhất.

  • Nếu thoát ra ngoài qua cửa sổ trên cao, hãy trèo ra ngoài trong tư thế lưng quay ra ngoài, hai chân xuống trước, sau đó duỗi thẳng tay để hạ thấp cơ thể trước khi nhảy xuống.

4. Một số chú ý khác.

Khi thoát ra từ đám cháy:

  • Không quay lại tòa nhà đang cháy để lấy tài sản cá nhân.

  • Không dùng thang máy.

  • Không quay lại tòa nhà cho đến khi được đội cứu hỏa cho phép

Phòng ngừa cháy:

  • Không di chuyển bất kỳ vật gì đang cháy.

  • Không dập lửa bằng cách phủ lên ngọn lửa những vật liệu dễ cháy.

  • Không dập lửa khi bạn có thể gặp nguy hiểm.

  • Nếu quần áo của bạn bắt lửa và không có sự trợ giúp nào, hãy dập tắt ngọn lửa bằng cách cuộn chặt người trong một vật liệu thích hợp và lăn trên mặt đất.

  • Không đổ nước vào đám cháy do điện mà hãy rút ổ cắm và ngắt nguồn điện.

  • Dập đám cháy do dầu bằng chăn chịu nhiệt; tuyệt đối không dùng nước.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay