Các khóa học đã đăng ký

Sơ cấp cứu nạn nhân chấn thương đùi – Bạn đã làm đúng| Wellbeing

Nguyễn Thị Hiên| Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Chấn thương đùi là một chấn thương rất nghiêm trọng. Phải có một lực rất lớn, chẳng hạn như tai nạn xe hơi hoặc ngã từ trên cao, mới có thể làm gãy xương đùi. Đây là một chấn thương nghiêm trọng vì đầu xương gãy có thể chọc vào mạch máu lớn, gây mất máu nghiêm trọng và gây sốc.

chan-thuong-xuong-dui-wellbeing

1.Giải phẫu xương đùi

chan-thuong-xuong-dui-wellbeing

Xương đùi là một xương dài, đầu trên nối với ổ cối xương chậu, đầu dưới nối với xương cẳng chân (xương chày). Thân xương hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt (trước- trong- ngoài) và 3 bờ (trong- ngoài- sau)

-Đầu trên gồm:

  • Chỏm xương đùi là nới tiếp xúc với xương chậu, chỏm 2/3 khối cầu

  • Cổ khớp tay (cổ giải phẫu) nối chỏm

  • Mấu chuyển lớn: mặt ngoài có thể sờ được, mặt trong có hố mấu chuyển, phái trước nối với mấu chuyển bé bằng đường gian mấu, phía sau nối với mấu chuyển bởi mào gian mấu

  • Mấu chuyển bé: ở dưới cổ xương đùi, nằm ở mặt trong và sau xương đùi

- Đầu dưới xương đùi gồm: Tiếp khớp với xương chày bở 2 lồi cầu (lồi cầu trong và lồi cầu ngoài). Hai lồi phía trước nối với nhau bởi diện bánh chè, ở phía sau nối với nhau bởi hố gian lồi cầu. Mặt ngoài của lồi cầu ngoài có mõm trên lồi cầu ngoài. Mặt ngoài của lồi cầu trong có mõm trên lồi cầu trong.

2.Dấu hiệu nhận biết nạn nhân bị chấn thương xương đùi

Gãy cổ xương đùi thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ, khi mật độ xương loãng đi và giòn hơn khi về già (loãng xương). Gãy xương kiểu này thường là loại chấn thương ổn định khi các đầu xương gãy còn chạm vào nhau. Nạn nhân gãy cổ xương đùi có thể đi lại được trong một khoảng thời gian trước khi phát hiện có gãy xương. Nạn nhân thường có một số dấu hiệu sau:

■ Đau tại vị trí tổn thương.

■ Không có khả năng đi bộ.

■ Nạn nhân có những dấu hiệu bị sốc

■ Ngắn chi, đầu gối và bàn chân xoay ngoài

3.Xử trí nạn nhân chấn thương đùi

3.1. Các bước khi tiến hành sơ cấp cứu nạn nhân chấn thương  đùi

Để sơ cấp cứu nạn nhân bị chấn thương xương đùi, bạn nên tuân thủ các bước sau đây:

Bước 1: Giúp nạn nhân nằm xuống để nạn nhân cảm thấy thoải mái nhất.

Bước 2: Hỗ trợ chân bị thương tại đầu gối và mắt cá. Nếu có thể, hãy nhờ người khác giúp bạn.

Bước 3:Gọi 115 để được trợ giúp khẩn cấp. Nếu xe cấp cứu có khả năng đến nhanh, hãy tiếp tục giữ chân nạn nhân ở một tư thế cho tới khi xe đến.

Bước 4: Nếu xe cứu thương không đến nhanh được, bạn cố định chân bằng cách buộc nó với chân lành. Nhẹ nhàng đặt chân lành cạnh chân bị thương. Đặt một băng tam giác gấp hẹp ở mắt cá chân và bàn chân (1), một băng tam giác gấp rộng ở đầu gối (2). Thêm một băng nữa ở trên (3) và dưới (4) vị trí gãy xương. Đặt miếng đệm mềm giữa hai chân để đề phòng phần xương bị cọ xát. Cố định băng ở phía chân lành.

Bước 5: Làm mọi việc có thể để xử trí nạn nhân sốc, chống lạnh cho nạn nhân bằng chăn hoặc quần áo. Đừng giơ chân nạn nhân lên. Theo dõi và ghi lại dấu hiệu sinh tồn – nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng – trong khi chờ đội giúp đỡ đến.

3.2. Các lưu ý khi tiến hành sơ cấp cứu nạn nhân chấn thương đùi

■ Không cho nạn nhân ăn hoặc uống vì có thể cần gây mê.

chan-thuong-xuong-dui-wellbeing

■ Đừng nâng cao chân nạn nhân, ngay cả khi có dấu hiệu sốc vì có thể gây thêm tổn thương bên trong.

https://file.hstatic.net/1000274803/file/h4_3719d601b96f43d38cf4beb3cd1830f8_grande.png

 Trên đây là những kiến thức liên quan đến việc sơ cấp cứu một nạn nhân bị chấn thương xương đùi. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích và thiết thực.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

Sốc phản vệ và những kiến thức bạn cần biết (phần 1)

Bạn đã từng bị sốc chưa (phần 1)

Sơ cấp cứu nạn nhân chấn thương cột sống – Hãy nhớ các nguyên tắc sau đây! ( Phần 1) 

Sơ cấp cứu nạn nhân chấn thương cột sống – Hãy nhớ các nguyên tắc sau đây! ( Phần 2) 

 

 

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay