Các khóa học đã đăng ký

Sơ cấp cứu nạn nhân say rượu thế nào mới đúng cách| Wellbeing

Nguyễn Thị Hiên| Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Say rượu là trạng thái sinh lý được gây ra bởi việc tiêu thụ đồ uống có cồn như rượu, bia. Cụ thể hơn, nguyên nhân của say rượu là do chất cồn được tiêu thụ đi vào máu nhanh hơn tốc độ chuyển hóa của cơ thể. Vào các dịp Lế Tết, mức độ tiêu thụ rượu bia của nước ta rất cao. Việc ngày Tết gặp nhau, cùng nhau uống một vài ly, dẫn đến say rượu là điều không thể tránh khỏi. Say rượu nếu không được sơ cấp cứu đúng cách có thể khiến nạn nhân xảy ra những nguy cơ đáng tiếc.

say-ruou-wellbeing

1.Say rượu có những triệu chứng nào?

say-ruou-wellbeing

Dưới đây là một số triệu chứng mà hầu hết người say rượu đều có. Hãy luôn chú ý những biểu hiện dưới đây để luôn kịp thời thực hiện các bước sơ cứu cho người say rượu.

  • Chếnh choáng

  • Nói líu lưỡi, nói nhiều

  • Mất thăng bằng

  • Phối hợp cơ thể kém

  • Mặt đỏ

  • Buồn nôn, nôn mửa

2.Các lưu ý khi sơ cấp cứu nạn nhân say rượu

Sau khi nhận biết được một số biểu hiện vừa rồi, bạn nên nhanh chóng thực hiện một số bước sơ cứu cho người say rượu sau để tránh được những tình huống xấu có thể xảy ra.

2.1.Tránh để người say tự làm tổn thương chính mình

Người say rượu khi không tỉnh táo sẽ không nhận thức được những gì mình làm và không thể tự chăm sóc mình. Chính vì vậy, bạn cần:

Gúp người say rượu ngồi hay nằm ở vị trí nhất định. Bạn nên chuẩn bị sẵn chậu để phòng khi người say buồn nôn.

  • Tốt hơn hết, hãy giúp người say rượu ngồi. Trong trường hợp cần phải nằm, bạn hãy để người say nằm nghiêng hoặc nằm cao để tránh tình huống người say nôn và có thể ngạt thở do sặc phổi.

  • Nếu người say rượu đã bị ngã, bạn cần chú ý xem liệu có tổn thương vùng đầu không để gọi cấp cứu bởi trường hợp ngộ độc rượu có vết thương ở đầu sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng người say

2.2.Không để người say rượu tự vào phòng tắm hay ngủ một mình

  • Nếu người say rượu không còn đủ tỉnh táo, bạn không nên để họ vào phòng tắm một mình bởi trơn trượt dễ ngã.

  • Trong lúc ngủ cũng có thể xảy ra rất nhiều rủi ro cho người say rượu nên bạn hãy ở cạnh người say khi đó

  •  

2.3.Kiểm tra sự tỉnh táo của người say

  • Hãy thử phản ứng của người say rượu bằng cách gọi to tên to, bảo họ mở mắt, thúc vào người

  • Sau đó, hãy kiểm tra nhịp thở của người say. Dấu hiệu bình thường là khi người say hít thở đều 12 – 20 lần/ phút

2.4.Kiểm tra dấu hiệu ngộ độc rượu

Khi bạn kiểm tra sự tỉnh táo của người say, nếu họ có nhịp thở chậm, khoảng 8 lần/phút hay mỗi hơi thở cách nhau khoảng 10 giây cũng như họ không phản ứng gì thì có khả năng cao người đó đã bị ngộ độc rượu.Ngoài ra, một số dấu hiệu sau sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra người say có ngộ độc rượu không:

  • Ngất xỉu, bất tỉnh, hôn mê

  • Môi, đầu ngón tay tím tái

  • Mất nước

  • Mạch nhanh

  • Nôn khi ngủ và sau khi nôn cũng không tỉnh dây

  • Bàn tay và bàn chân lạnh và toát mồ hôi

Nếu bạn gặp những biểu hiện trên ở người say, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu để họ có thể được cứu chữa kịp thời.

        Tết là thời gian mọi người quây quần bên nhau, chính vì thế rất khó có thể tránh khỏi việc không uống rượu bia. Tuy nhiên, hãy để cái Tết của chúng ta an toàn hơn khi trang bị được những kiến thức bổ ích về sơ cấp cứu. Chúc bạn đọc có một Dịp nghỉ Tết thật an toàn !

say-ruou-wellbeing

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

Sơ cấp cứu nạn nhân chấn thương cột sống – Hãy nhớ các nguyên tắc sau đây! ( Phần 2)

Đau lưng – Đã bao giờ bạn gặp phải


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay